Con gái của mẹ đã lớn

Linh Lan
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.

Nếu là tôi của 1 năm trước, chắc chắn tôi sẽ gọi về nhà đòi mẹ cho ngủ lại nhà bạn. Biết trước câu trả lời của mẹ sẽ là: “Không được, mẹ không thích con gái ngủ lang bên ngoài” nhưng tôi vẫn cứ phụng phịu, ấm ức.

 Còn bây giờ, tôi đã là sinh viên đại học, một mình ở trọ nơi thành phố. Mẹ tôi đang ở cách tôi mấy trăm km, chẳng còn có thể cấm hay cho phép tôi đi qua đêm mà không về nhà được nữa. Nhưng không hiểu sao, khi đã được “tự do”, thì tôi lại không còn hào hứng trước những lời rủ rê đi chơi tới bến của bạn bè. Tôi trả lời đứa bạn thân: “Thôi, tao phải về nhà. Tao còn có mấy việc phải làm”.

Kỳ thực là tôi không muốn để mẹ buồn. Từ lúc nào, trước khi làm điều gì đó, tôi thường hay nghĩ mình làm vậy có đúng không và có làm cho mẹ ở nơi xa buồn không.

Hồi còn ở nhà, tôi thường cảm thấy rất bí bách khi bị mẹ “quản thúc”. Sáng ra khi tôi đi học, mẹ luôn nhắc tôi: “Nhớ ăn mặc cho gọn gàng, lịch sự con nhé”. Hàng tối, trong bữa cơm, mẹ gắp thức ăn cho tôi rồi bảo: “Con ăn nhiều và đủ chất để giữ sức khỏe, đừng để ốm ra thì không làm được gì”.

Mỗi khi tôi xin phép mẹ cho đi chơi với bạn, mẹ lại nói: “Con đi đâu thì nhớ về sớm”. Rồi 10h đêm mà tôi chưa gọi cửa là mẹ sẽ lại gọi điện hỏi: “Mấy giờ thì con về? Mẹ đang đợi cửa con đấy nhé”. Thường thì tôi không thích nghe mấy lời đó của mẹ và thấy mẹ thật phiền phức.

Cho tới khi tôi lên thành phố một mình. Ngày đầu tiên, ngày thứ 2 tôi thấy cuộc sống không có mẹ thật là thoải mái. Nhưng rồi sau 1 tuần, tôi lại thấy thèm được nghe tiếng mẹ dặn dò, hỏi han, nhắc tôi không nên làm điều này, điều nọ. Đôi khi vì vội mà tôi mặc bộ quần áo nhàu nhĩ khi đi học, khi bị mọi người nhìn thì thấy thẹn và ước, giá mà có mẹ ở đây nhắc nhở tôi. Lúc đi học về, chẳng ai nấu cơm cho nên tôi toàn úp mì “không người lái” cho xong bữa, lòng tự nhủ, nếu còn ở nhà, giờ này tôi đã có cơm dẻo, canh ngọt.

Thế mới thấy thật là thiệt thòi khi phải rời xa vòng tay chăm bẵm của mẹ. Nhưng đó là quy luật tất yếu. Tôi sẽ phải lớn lên, phải tự biết chăm lo bản thân, có ý thức với mỗi việc mình làm. Nhất định là vậy. Mẹ ơi, từ nay mẹ không cần phải nhắc nhở con nữa, mẹ nhé.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.