Cùng con lên kế hoạch cho "kỳ nghỉ hè trong nhà"

Chia sẻ

Nghỉ hè đúng dịp dịch Covid-19 bùng phát khiến những đứa trẻ không được đi đâu mà bị "nhốt" trong nhà cả ngày. Nhiều phụ huynh đau đầu, lo lắng không biết làm thế nào để con có một kỳ nghỉ hè vui vẻ, không nhàm chán.

Thiết kế thời gian biểu hợp lý

Nếu như mọi năm, khi bắt đầu được nghỉ hè, chị Nguyễn Hoàng Anh (Nguyên Hồng, Hà Nội) đã nhanh chóng gửi 2 cậu con trai về nhà ông bà ngoại. Thế nhưng, hè năm nay, chị muốn con nghỉ hè ở tại nhà. Lý do là cậu con trai thứ 2 học lớp 1 chữ quá xấu, chị muốn tranh thủ thời gian hè để rèn chữ cho con. Nếu về quê, con chỉ chơi và không học hành gì suốt cả tháng, chị lo rằng khi trở lại trường, con sẽ "tái mù chữ". Như thế, con sẽ khó khăn trong việc làm bài thi cuối kỳ.

Cùng con lên kế hoạch cho Ảnh minh họa

Thế nhưng, để con nghỉ hè ở Hà Nội, chị Hoàng Anh lo lắng không biết con sẽ vui chơi thế nào khi suốt ngày con bị nhốt trong nhà. Nếu không có nhiều hoạt động cho con, chắc chắn con sẽ dán mắt vào ipad, máy tính để chơi game hay xem phim hoạt hình trên ti vi.

Thế nên, vừa nghe tin con được nghỉ hè bắt đầu từ tuần này, chị Hoàng Anh đã lên mạng đặt tấm thảm jumping cho các con chơi. Chị Hoàng Anh cho biết, với trò chơi này, các con sẽ vận động liên tục và các con sẽ rất vui vẻ, thích thú. Ngoài ra, chị cũng mua thêm cho các con bộ đồ lego để hai cậu con trai ở nhà xếp. Chưa hết, chị mua 1 bộ gần chục quyển truyện Harry Potter dày cộp để cậu con trai học lớp 4 đọc.

Nhưng dù chơi gì, làm gì, chị Hoàng Anh cũng muốn rèn con vào nề nếp, vì thế chị đã xây dựng một thời gian biểu cho các con. Chị lên chi tiết từng giờ học, giờ chơi, giờ đọc truyện, giờ xem phim hoạt hình... xen kẽ cho các con trong từng buổi để các con không cảm thấy nhàm chán. "Trong thời gian dịch Covid-19 còn phức tạp như hiện nay, khi các con vẫn bị nhốt trong nhà thì tôi cần tạo cho các con các hoạt động phù hợp để các con được vui vẻ. Nhưng tôi chỉ mong dịch sớm được kiểm soát để các con được tham gia nhiều hoạt động ngoài trời, được về quê với ông bà, được đi du lịch, nghỉ mát..., như thế kỳ nghỉ hè mới là những ngày đáng nhớ của các con", chị Hoàng Anh chia sẻ.

Rèn cho con nhiều kỹ năng cần thiết

Có 2 con tuổi teen nên chị Hoàng Mai Vân (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng cảm thấy không dễ để các con có "kỳ nghỉ hè trong nhà" thú vị. Ở vào tuổi ương bướng này, không phải mẹ "đặt đâu con ngồi đấy", mẹ cũng không thể lên thời gian biểu như cho trẻ ở độ tuổi tiểu học. Chị cũng không thể cấm các con sử dụng điện thoại, máy tính nhưng chị sẽ phải tìm cách để hạn chế thời gian con sử dụng chúng.

Bắt đầu được nghỉ hè, chị Vân giao việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa cho con gái lớp 7. Chị Vân cho biết, con gái chưa thành thạo nhiều món nhưng đây sẽ là thời gian chị kéo con vào bếp nhiều hơn. Biết con thích làm bánh, làm các món ăn vặt, chị Vân cùng con đi mua nguyên liệu để những ngày hè con bận rộn với chúng trong căn bếp của gia đình. Chị hy vọng, sau "kỳ nghỉ hè trong nhà" như năm nay, cô con gái sẽ có nhiều kỹ năng hơn. Con biết đi chợ, con biết tính toán nguyên liệu để nấu một bữa ăn hoàn chỉnh...

Thêm nữa, buổi tối, chị sẽ cùng con đi bộ để rèn luyện sức khoẻ. Đây cũng là cách giúp con vận động, kéo con ra khỏi chiếc smartphone của con.

Với cậu con trai lớn, chị Vân cũng giao cho con dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, phơi gấp quần áo... Ngoài ra, thay vì để con suốt ngày chơi game, chị hướng dẫn con sử dụng công nghệ, internet một cách hiệu quả để học bài, tìm hiểu thêm thông tin, giải trí lành mạnh, học ngoại ngữ... Cậu con trai chuẩn bị lên lớp 12 nên chị yêu cầu con thời gian nghỉ hè tập trung nhiều hơn vào môn tiếng Anh để thi chứng chỉ quốc tế.

                                                                                        (Theo Phụ nữ Việt Nam)

Theo https://phunuvietnam.vn/len-ke-hoach-ky-nghi-he-trong-nha-2021052015221288.htm

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.