Dạy con cách chi tiêu trong thời điểm khó khăn

Chia sẻ

Dạy con về vấn đề tiền bạc, chi tiêu trong thời điểm khó khăn do dịch bệnh được nhiều bố mẹ cho là khó khăn gấp đôi. Bởi dạy trẻ về tác dụng của đồng tiền và cách chi tiêu đã khó, trong thời điểm thu nhập bấp bênh, cần tiết kiệm như dịch bệnh lại càng nan giải.

Ảnh: Cả người lớn và trẻ em đều phải học cách tiêu tiền thông minh, nhất là trong những thời điểm khó khăn bởi dịch bệnhẢnh: Cả người lớn và trẻ em đều phải học cách tiêu tiền thông minh, nhất là trong những thời điểm khó khăn bởi dịch bệnh
Con cần biết “kiếm tiền rất khó”

Theo các chuyên gia của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trong thời điểm dịch bệnh rất cần khuyến khích trẻ em và trẻ lứa tuổi “teen” tham gia lập ngân sách gia đình. Tất cả các thành viên trong gia đình đều được quyết định chi tiêu tiền bạc vào những việc gì, ngay cả trong những lúc khó khăn.

“Tôi nghĩ đơn giản là trong thời điểm khó khăn, bố mẹ phải giảm chi tiêu, thì con cái phải hiểu rõ rằng tiền rất khó kiếm”- chị Ly (27 tuổi, KĐT Dương Nội, Hà Đông) nói. Họ có một con gái 6 tuổi, cô bé chưa bao giờ bị từ chối bất cứ yêu cầu nào cả. Nhưng từ ngày dịch bệnh, các nguồn hỗ trợ từ nội ngoại không còn “trôi chảy” nữa, chồng chị Ly gần như không đi làm (vì anh công tác tại sân bay). Vậy là gia đình mất khoảng 2/3 thu nhập. Khi đó, con gái vẫn không hay biết gì và cứ liên tục đòi mua đồ chơi, quần áo mới… khiến chị rất… đau đầu. Khi chị nói: “Mẹ làm gì có tiền…” thì con chị cãi lại: “Nhà mình đầy tiền, tiền trong túi kia kìa, tiền bên nhà ông bà ngoại ấy, mẹ đi lấy đi là có…”. Phải mất đến 2, 3 tuần, chị mới nói cho con hiểu ra rằng bố mẹ đi làm mới có tiền, và tiền rất khó kiếm…

Chị Kim Hải (ở An Khánh, Hoài Đức) có con gái lớn học lớp 4. Khi nhà trường giao cho các con bài tập về quản lý tài chính cá nhân, hai mẹ con đã cùng trao đổi về 6 chiếc lọ tài chính mà con gái chị đã lập ra. Ngoài những chiếc lọ như “Chi tiêu thiết yếu”, “Giáo dục”, “Tận hưởng cuộc sống”, “Đầu tư”, “Cho đi”, thì một lọ rất quan trọng là “Tiết kiệm”. Con gái chị Hải được dạy rằng nên dành 10% thu nhập cho chiếc lọ này, để dự phòng cho các việc đột xuất.

Nhưng đừng để con nghĩ “tiền là gánh nặng”

Tháng 5 vừa qua, Prudential Việt Nam thực hiện nghiên cứu về nhận thức, thực trạng và nỗi lo của phụ huynh Việt Nam khi dạy con về tiền bạc. Kết quả nghiên cứu tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy có hai luồng quan điểm trái ngược. Nhóm phụ huynh truyền thống cho rằng việc dạy con quản lý tiền ở độ tuổi nhỏ không quan trọng bằng việc học văn hóa. Nhóm phụ huynh hiện đại lại khuyến khích con học thêm các kỹ năng mềm, trong đó có kỹ năng quản lý tiền bạc từ nhỏ. Nhóm này để quyền chủ động cho con và cho con quản lý tiền bạc từ sớm. Điểm chung ở cả hai nhóm là đều cho rằng con cần có nhận thức đúng đắn và hiểu giá trị đồng tiền.

Chia sẻ về những nỗi lo và mối quan tâm, các phụ huynh cho rằng nếu không hiểu đúng giá trị đồng tiền, trẻ sẽ có thái độ và hành vi không tốt trong tương lai như tiêu xài hoang phí hoặc quá ham mê vật chất. Rào cản lớn nhất mà các phụ huynh gặp phải khi dạy con về tiền là không có giáo trình bài bản, kỹ năng và môi trường cho các con học và thực hành. Và đôi khi, từ những khó khăn, nhọc nhằn của cha mẹ trong việc kiếm tiền vô tình gây nên áp lực ở con trẻ, rằng “bố mẹ kiếm tiền nuôi mình là một gánh nặng!”.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam (đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội), tiền bạc thường là vấn đề mà nhiều người tránh khi nói với trẻ em, và đó là một sai lầm. Những ngày này, khi dịch bệnh khiến bố mẹ được ở nhà với các con nhiều hơn, họ có thể diễn giải khái niệm kiếm tiền với con qua bảng khen thưởng. Bố mẹ hãy làm một bảng khen thưởng và đặt mục tiêu cho trẻ phấn đấu. Khi nhận được phần thưởng xứng đáng với những nỗ lực mình bỏ ra, con sẽ biết trân trọng thành quả và có tinh thần trách nhiệm hơn.

Các chuyên gia cũng cho rằng, phụ huynh nên tạo cơ hội cho con thử sức kiếm tiền ở những lĩnh vực con thích và có khả năng như vẽ tranh, hát, viết văn. Số tiền kiếm được khi con còn nhỏ không thực sự quan trọng, nhưng kiến thức và khái niệm cơ bản về kiếm tiền được hình thành sớm sẽ cho con nhận thức đúng đắn về giá trị của sức lao động và trở thành người có trách nhiệm trong tương lai. Bố mẹ đừng ngần ngại trao đổi với con những vấn đề như “Chúng ta sẽ chi tiêu vào việc gì?”, cùng bàn về nhu cầu và mong muốn.

“Với trẻ em, việc cha mẹ giúp con xây dựng mục tiêu tài chính và hướng dẫn con, cùng con học cách chi tiêu có kế hoạch... sẽ giúp bé hiểu đúng giá trị của đồng tiền, có trách nhiệm và làm chủ được hành vi của mình. Hơn cả, đó là cách gắn kết gia đình, tăng thêm sức mạnh tình thân”- chuyên gia Trần Thành Nam nhận định.

 Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.
Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

Chuyện khó nói trong hôn nhân: Khó vẫn cần nói

(PNTĐ) - Lâu nay, một số người thường ngại đề cập tới vấn đề chăn gối vợ chồng, cho rằng đó là chuyện tế nhị, cần được giấu kín. Tuy nhiên, tình dục lại có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hôn nhân, thậm chí nhiều cặp vợ chồng chia tay chỉ vì không hòa hợp trong tình dục.