Dạy con quản lý tiền mừng tuổi

Bài và ảnh: TUỆ MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sau Tết, làm thế nào để giúp con biết cách sử dụng tiền mừng tuổi (lì xì) hợp lý, ý nghĩa mà con vẫn vui vẻ đón nhận là băn khoăn của nhiều cha mẹ. Vợ chồng anh Viết Giang ở Hà Nội đã có một cách hay để vừa giúp con quản lý tiền vừa nhận được nhiều bài học tốt.

Dạy con quản lý tiền mừng tuổi - ảnh 1
Sau Tết cha mẹ nên dạy con quản lý tiền mừng tuổi hợp lý.

Không ít cha mẹ quan niệm rằng, trẻ con chưa biết tiêu tiền, nên mặc định xem khoản lì xì của con là của bố mẹ sở hữu và có thể tùy ý sử dụng. Anh Viết Giang chia sẻ, sau Tết, các con sẽ có 1 khoản tiền lớn “bất thường”. Nếu cha mẹ thấy con còn quá nhỏ để sử dụng và lấy luôn làm tiền của mình thì vô tình khiến con cảm thấy không thoải mái. Trẻ sẽ có suy nghĩ “sao ông, bà, cô, bác lì xì mình, mà cha mẹ lấy hết vậy?”. Nếu phụ huynh giao tiền cho con giữ thì con có thể sẽ chi tiêu không hợp lý trong vài tuần, thậm chí vài hôm là hết. Một cách nữa là tiết kiệm bỏ lợn đất nhưng cách này sẽ không sinh lời được và chưa phải cách giữ tiền thông minh… 

Gia đình anh Giang quyết định gửi tiết kiệm ngân hàng cho con. Anh Giang đã giải thích cho con hiểu khi gửi tiền vào ngân hàng, sau này con sẽ có một khoản lãi nho nhỏ để sử dụng vào những việc cần thiết như: Mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi, làm từ thiện… hay thậm chí, số tiền gửi qua mỗi năm sẽ có thể giúp con có một khoản vốn kha khá sau này.

Cứ sau mỗi dịp Tết, anh Giang lại đưa con ra ngân hàng và cho con được tham gia vào quá trình giao dịch, lập sổ tiết kiệm từ tiền mừng tuổi. Anh cho con được cùng lựa chọn kỳ hạn gửi và cam kết “không rút tiền giữa kỳ hạn”. Có năm, vợ chồng anh bù thêm tiền cùng với số tiền mừng tuổi để con có một khoản tiền kha khá gửi tiết kiệm. Anh giải thích cho con hiểu, do con còn nhỏ, nên anh đứng tên sổ thay con nhưng số tiền này vẫn luôn là của con. Từ đó, con học được cách biết ơn bố mẹ, cách kiên nhẫn chờ đợi tới ngày được nhận tiền lãi, cách tiết kiệm tiền thông minh, ý nghĩa, có sinh lời và tiền lời có thể tái đầu tư cho bản thân hay phục vụ mục đích khác. 

“Thông qua cách tiết kiệm tiền mừng tuổi này, nếu con học từ lớp 5 trở lên con đã có thể học được cách cộng trừ nhân chia đơn giản đồng thời tạo cơ hội cho con giao tiếp với người khác (tại ngân hàng) để con tự tin hơn” - anh Viết Giang chia sẻ thêm.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.