Đẩy lùi các định kiến cố hủ, kìm hãm sự phát triển

Chia sẻ

Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới thì gia đình là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất khi vừa là nơi định hình các quan hệ giới tính, vừa là nơi truyền tải những chuẩn mực về giới.

Tuy nhiên, xét về thực trạng vấn đề liên quan đến giới tính và cơ cấu trong một số gia đình nước ta, vẫn còn tồn tại những định kiến, những hủ tục xem việc nhà là của phụ nữ, tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, các hành vi bạo lực gia đình, tục cướp vợ...

Một thí sinh tham gia cuộc thi viết về bình đẳng giới trong thời Covid-19 được tổ chức bởi dự án Genderme đã chia sẻ: “Mẹ tôi làm y tá ở bệnh viện, mà bây giờ có thể xem là "chiến trường" chống đại dịch Covid-19. Ngày xưa, lúc chưa có Covid, mẹ không chỉ làm y tá, vì bấy nhiêu vẫn không đủ cho 5 miệng ăn. Mẹ làm nhiều việc lắm, vì khi nào tôi cũng thấy mẹ bận rộn, hết ở cơ quan, lại ra nhà thuốc, rồi trưa còn tranh thủ làm giúp việc nhà cho người ta, về nhà chỉ được 30 phút để chuẩn bị đồ ăn cho cả nhà.

Có lẽ bạn đang tự hỏi, ba tôi đang ở đâu phải không. Đúng, ba tôi chẳng đi đâu cả, vẫn ở nhà, nói đúng hơn là ở sòng bài, quán nhậu gần nhà. Hồi đó, mỗi lần ba về nhà, đều bắt mẹ xoa bóp, hầu hạ, cơm bưng nước rót.

Mẹ tôi buồn lắm, nhưng vì con vẫn cố gắng chịu đựng tất cả, không nói gì. Tôi từng hỏi ba, sao ba hay la mẹ. Ba thường trả lời rằng: "Vì tao là đàn ông, trụ cột, và mẹ mày phải hầu hạ tao, nghe lời tao. Sau này mày có vợ cũng phải vậy để vợ không leo lên đầu mà ngồi đấy".

Định kiến giới vẫn khiến một bộ phận đàn ông có lối sống độc đoán gia trưởngẢnh minh hoạĐịnh kiến giới vẫn khiến một bộ phận đàn ông có lối sống độc đoán gia trưởng Ảnh minh hoạ

Câu chuyện này như một minh chứng rõ ràng cho thực trạng của những gia đình có tư tưởng cổ hủ, là hậu quả đáng sợ của những định kiến giới vẫn đang âm thầm tồn tại trong xã hội.

Để có thể đấu tranh cho bình đẳng giới trong gia đình, chúng ta cần tích cực tuyên truyền rộng rãi đến mọi người, đặc biệt là nhóm người có tư tưởng lỗi thời. Đó là, những thế hệ đi trước cần được nâng cao tư tưởng, nhận thức về bình đẳng giới vì chính họ là yếu tố quan trọng nhất trong việc tuyên truyền, giảm thiểu những định kiến về giới không lành mạnh. Chúng ta cần tăng cường giáo dục nhận thức các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Xem việc thực hiện bình đẳng giới làmột công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải phóng mình; không ngừng cố gắng học tập nâng cao kiến thức để khẳng định vai trò vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội.

Bên cạnh đó, sự động viên các thế hệ trẻ tiên phong, dẫn đầu cho các phong trào bình đẳng giới là điều cần thiết. Hiện nay, rất nhiều những tổ chức, dự án xã hội đóng góp công sức không nhỏ trong việc thúc đẩy bình đẳng giới cũng như đẩy lùi các định kiến cổ hủ đang kìm hãm sự phát triển của tương lai đất nước.

Một ví dụ đã được đề cập ở trên đang thực hiện rất tốt vai trò công tác xã hội là dự án Genderme - một dự án được thành lập vào tháng 5/2021 bởi chính các học sinh THPT đến từ các trường trên địa bàn TP Hà Nội như: Lê Quý Đôn - Hà Đông, chuyên Amsterdam, Chu Văn An, Kim Liên... và một số trường ở các tỉnh khác trên toàn quốc.

Chỉ trong thời gian hoạt động, dự án có sức ảnh hưởng trong việc tuyên truyền bình đẳng giới. Cụ thể, Genderme đã đăng tải những nội dung, kiến thức về bình đẳng giới và tổ chức thành công nhiều sự kiện nâng cao nhận thức cộng đồng. Một số sự kiện nổi bật như Minigame Crossword, Egalite, Fair… với tổng lượng người tiếp cận lên đến hàng trăm nghìn người và số người tham gia các sự kiện là khá lớn.

Nổi bật nhất là vào tháng 3 gần đây, Genderme đã tổ chức chuỗi Talkshow Fair kéo dài trong 2 ngày với 3 chủ đề khác nhau liên quan đến bình đẳng giới và áp đặt giới tính để cung cấp cho người tham gia những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cũng như giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống bởi các định kiến giới.

Bên cạnh các sự kiện ý nghĩa, Genderme cũng truyền tải thông điệp bình đẳng giới đến cộng đồng thông qua nhiều thể loại: Bài viết, phỏng vấn, radio, các bài viết bằng tiếng Anh…

Bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong gia đình nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục là một chủ đề quan trọng của xã hội, là mục tiêu hướng đến của toàn nhân loại. Khi mỗi người cùng được nâng cao nhận thức và tham gia đóng góp, thì chúng ta sẽ sớm đạt được mục tiêu đó.

Và đó là lý do, trong các chặng đường tiếp theo, Genderme dự kiến sẽ tiếp tục tổ chức thêm nhiều các hoạt động cũng như tạo nên sân chơi sáng tạo cùng nhiều kiến thức bổ ích cho cộng đồng về bình đẳng giới.

Nguyệt Hà - Thuỳ Linh
(Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn và trường THPT chuyên Sơn Tây, thành viên dự án Genderme)

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.