Đi về phía bình yên

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Họ là 12 trong số hơn 1.660 mảnh đời đã đến với Ngôi nhà bình yên thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Trung ương Hội LHPN Việt Nam trong suốt 16 năm qua. Họ chọn nói ra câu chuyện đời mình, với mong muốn lan tỏa niềm tin và hy vọng cho những phụ nữ khác: Rằng cuộc đời vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. Và chúng ta luôn có quyền được sống thật hạnh phúc!

Đi về phía bình yên - ảnh 1
Tọa đàm ra mắt sách “Đi về phía bình yên”.

Quên đi quá khứ để tìm bến đỗ bình an

Chị M lớn lên với ký ức nặng nề về những trận đòn của bố trút vào mẹ. Mẹ bị bạo hành, các con cũng không thoát khỏi số phận ấy. Đến lớp 10, chị bỏ học giữa chừng, quyết định vào Nam tìm việc để tránh xa nơi có cuộc sống không bình yên thời thơ ấu. Bước ngoặt đầu tiên của cuộc đời chị là bị người hàng xóm lừa bán sang Trung Quốc, phải sống những ngày tháng nhục nhã. Hai tháng sau, chị được giải cứu về nước. Những ngày bị giam giữ ở Trung Quốc đã khiến chị M bị sốc nặng. Chị bị ảo giác, phải điều trị tâm lý. Mỗi tuần sáu buổi, chị M được hai bác sĩ trò chuyện, an ủi, giúp chị cởi bỏ những gánh nặng tâm lý luôn đeo bám. 

Sau khi rời khỏi Ngôi nhà Bình yên, chị về quê và kết hôn. Trớ trêu thay, chị tiếp tục bước vào một cuộc hôn nhân đầy nước mắt và bạo lực… Lần thứ hai, thứ ba vào Ngôi nhà Bình yên (NNBY), chị được hỗ trợ tâm lý, pháp lý, được tư vấn học nghề. Tại đây, chị lựa chọn nghề dưỡng sinh Đông y và quyết định bước qua quá khứ, tự tìm con đường mới của cuộc đời mình…

Vừa học dưỡng sinh Đông y vừa làm được khoảng một năm thì chị quyết định chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều lần chồng cũ tìm đến níu kéo nhưng chị vẫn kiên quyết, bởi chị biết, nếu chị tha thứ như những lần trước, chị sẽ tiếp tục bước vào “vòng tròn bạo lực”. Khi kinh tế đã vững vàng, chị M về quê lập nghiệp. Chị mở một tiệm dưỡng sinh Đông y ở nhà, thu nhập ngày một tốt lên. Lúc này, chị cũng gặp được chồng mình bây giờ. 

Lần này, chị “chọn chồng” rất kỹ lưỡng. So với những người theo đuổi, anh là người trầm tính, ít nói và “nhát” nhất. Nhưng anh lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, có bố mẹ, anh chị em yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. 
Kể lại câu chuyện của mình, chị M chỉ muốn gửi gắm đến những người đang bị bạo lực hãy cố gắng vượt qua nghịch cảnh, vượt lên định kiến của dư luận để có một tương lai tươi sáng hơn. Quãng đường ấy rất dài, rất gian nan, nhưng chỉ cần nỗ lực mỗi ngày một chút thì sẽ được cuộc sống bù đắp. 

K là đứa trẻ sinh ra trong gia đình có bố “trọng nam khinh nữ”, thường xuyên bị bạo lực. Chán nản cuộc sống gia đình bố rượu chè, mẹ lấy chồng mới, năm 15 tuổi, K theo bạn lên Hòn Gai, Quảng Ninh và bị bán vào động mại dâm ở nước ngoài. Mỗi ngày, K phải tiếp 10 đến 15 khách tới mức bị bệnh phụ khoa nặng. Được một phụ nữ người Việt hướng dẫn và báo công an, K được giải cứu về nước, đến tạm lánh ở Ngôi nhà Bình yên. Ở đây, K theo học một lớp phục vụ bàn, bar ở Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa, đồng thời học thêm một khóa marketing ở Trung tâm REACH, sau đó tiếp tục học về chăm sóc da, điều trị mụn và nám. Có nghề trong tay, cô về quê mở spa chăm sóc da riêng, thu nhập ngày càng tốt. Cuộc sống mới êm đềm trôi đi. Giờ K đã lấy chồng và có một cô con gái đáng yêu… 
Ai cũng có quyền được sống hạnh phúc
“Đi về phía bình yên” - câu chuyện của chị em bị bạo lực, xâm hại và mua bán người là cuốn sách viết lại 12 câu chuyện đời của 12 người phụ nữ trong tổng số 1.665 mảnh đời đã từng sống tại NNBY trong suốt 16 năm qua. Đó là 12 hành trình bước khỏi bóng tối khổ đau để đến vùng sáng bình yên và an lành hơn. Họ chọn nói ra câu chuyện đời mình, với mong muốn lan tỏa niềm tin và hy vọng cho những người phụ nữ khác: “Rằng cuộc đời vẫn còn nhiều điều tốt đẹp. Và chúng ta luôn có quyền được sống thật hạnh phúc”.

Chia sẻ về cuốn sách, bà Trương Thị Ngọc Lan (biên tập viên chính của cuốn sách) NXB Phụ nữ Việt Nam xúc động nói, 12 câu chuyện trong “Đi về phía bình yên” đều là chuyện có thật, đã được lược bỏ vài chi tiết quá tiêu cực nhưng vẫn đảm bảo tính chân thực. Tên người và địa danh đã được thay đổi để đảm bảo an toàn. Các nhân vật hoàn toàn đồng ý với việc chia sẻ câu chuyện ra công chúng.

Bà Lan cho biết, khi lắng nghe câu chuyện của các nạn nhân, bà ám ảnh đến mức không thể làm được gì trong suốt cả một tuần. Đây là một bản thảo rất đặc biệt, và biên tập viên đã hết sức cố gắng để chuyển tải sự thật mà không quá bi lụy, làm mọi người sợ hãi và đặc biệt là không muốn làm tổn hại đến nhân vật.
Bà Nguyễn Khánh Linh - Phó Phòng công tác xã hội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển hy vọng “Đi về phía bình yên” sẽ là thông điệp khích lệ những người phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới lên tiếng để nhận được sự hỗ trợ.

 “Chúng tôi mong rằng, cộng đồng xã hội sẽ nâng cao nhận thức về các vấn đề bạo lực giới, xâm hại tình dục và mua bán người. Các cơ quan chức năng có thể xây dựng các chính sách đồng bộ để hỗ trợ tốt hơn cho các nạn nhân thuộc nhóm đối tượng nêu trên. Và đặc biệt, trong tương lai, chúng ta có quyền hy vọng về một xã hội văn minh, dân trí cao, không còn những cảnh đời bất hạnh do thiếu tri thức hay bị lệ thuộc” - bà Nguyễn Khánh Linh nói.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.