Đối thoại với sinh viên về bình đẳng giới

Chia sẻ

PNTĐ-Giới trẻ đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm, thể hiện mong muốn về xóa bỏ bất bình đẳng giới, góp phần xây dựng xã hội an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

 
Giới trẻ đã mạnh dạn bày tỏ quan điểm, thể hiện mong muốn về xóa bỏ bất bình đẳng giới, góp phần xây dựng xã hội an toàn cho phụ nữ và trẻ em thông qua chương trình “Đối thoại với sinh viên về bình đẳng giới và an toàn cho phụ nữ, trẻ em nơi công cộng” diễn ra ngày 13/3.
 
Tham gia chương trình có bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam; ông Lê Quốc Phong - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam; Bà Eliza Fernandez Saenz - Trưởng văn phòng UN Women tại Việt Nam; đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành, đoàn thể và hơn 500 sinh viên các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.   
 
Đối thoại với sinh viên về bình đẳng giới - ảnh 1
Các đại biểu đối thoại với sinh viên về bình đẳng giới và an toàn cho phụ nữ, trẻ em

 
Tại buổi đối thoại, câu hỏi được các bạn sinh viên đặt ra hướng tới các vấn đề “nóng” như: hòa nhập của phụ nữ khuyết tật, sự thành công của phụ nữ so với nam giới trong sự nghiệp, sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ…
 
Bạn Trần Hữu Vinh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, gửi câu hỏi tới bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam về những cản trở phụ nữ vươn lên trong học tập và nghiên cứu. Bạn Vinh dẫn chứng hiện nay, tỷ lệ nữ sinh viên trong các trường đại học khá đông, có nhiều trường chiếm hơn 50%, nhưng càng học lên cao thì tỷ lệ nữ càng thấp. 
 
“Rào cản đầu tiên là định kiến giới tồn tại khá lâu. Thời gian phụ nữ giành cho gia đình cũng là rào cản. Nếu phụ nữ được chia sẻ việc gia đình thì sẽ có nhiều cơ hội hơn để cống hiến” - bà Nguyễn Thị Thu Hà nói. Bà cũng cho biết theo một nghiên cứu, mỗi ngày 1 phụ nữ dành 175 phút cho công việc gia đình, nhiều hơn nam giới 70 phút. Trung bình 1 phụ nữ mất 5 - 8 năm sinh con và nuôi con nhỏ. Trong khi đó, các dịch vụ xã hội hỗ trợ để phát triển con người nói chung như: nhà trẻ, đưa đón con… chưa thực sự phát triển hỗ trợ phụ nữ.
 
Một rào cản nữa, theo bà Thu Hà, là cơ chế chính sách vẫn còn sự bất bình đẳng giới. Không phân biệt nhưng rõ ràng cơ hội không có nhiều cho phụ nữ. Đồng thời, bà cho rằng, lý do nữa là từ bản thân mỗi phụ nữ đã không quyết tâm vượt qua rào cản. Có những phụ nữ từng học rất giỏi nhưng vì gia đình, con cái đã không vượt qua được để phấn đấu cao hơn trong học tập, nghiên cứu, công việc.
 
Trả lời câu hỏi của sinh viên về việc chênh lệch trong độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ ở Việt Nam có phù hợp với Luật Bình đẳng giới, bà Elisa Fernandez Saenz, Trưởng văn phòng UN Women tại Việt Nam cho rằng theo tiêu chuẩn quốc tế, cân bằng giới trong thị trường lao động có cân bằng tuổi nghỉ hưu. Hiện ở Việt Nam, tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ có sự chênh lệch 5 năm, mang tới nhiều bất lợi cho nữ.
 
“Phải nghỉ hưu sớm hơn 5 năm sẽ ảnh hưởng tới việc đào tạo, thăng tiến của phụ nữ; thu nhập ít hơn nam giới. Phụ nữ về hưu sớm với mong muốn quay về chăm sóc gia đình và nhường chỗ cho thế hệ trẻ, nhưng điều đó là việc mà nam giới cũng cần làm...”- bà Elisa Fernandez Saenz bày tỏ quan điểm.
 
Một bạn trẻ khuyết tật hỏi về việc hỗ trợ của Đoàn, Hội đối với người khuyết tật, ông Lê Quốc Phong cho biết: “Chúng tôi cũng có hoạt động riêng dành cho sinh viên khuyết tật, tôn vinh sự cố gắng, thành tích của các bạn trong cuộc sống. Những chương trình này không chỉ đang giúp cho các bạn mà còn giúp chúng tôi, giúp những người trẻ may mắn hơn các bạn có thêm nghị lực để nỗ lực hơn trong cuộc sống”. Tuy nhiên, ông Phong cũng thừa nhận hiện nay, các nữ thanh niên, đoàn viên nữ khuyết tật vẫn chưa có được một môi trường sinh hoạt đặc thù và các hoạt động dành riêng cho họ chưa phong phú.
 
Một vấn đề “nóng” khác cũng được sinh viên thảo luận sôi nổi tại buổi đối thoại, đó là có nên hình sự hoá các hành vi quấy rối tình dục với phụ nữ ở nơi công cộng?”. Sau phần thảo luận, đa số sinh viên ủng hộ quan điểm cần hình sự hoá các hành vi quấy rối tình dục. Ngoài ra, một giải pháp giúp ngăn ngừa hành vi này chính là sự giáo dục sát sao, đúng thời điểm của gia đình đối với con em mình.
 
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà: “Để đạt được bình đẳng giới thực sự, thanh niên nên là lực lượng quan trọng đi đầu trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về những định kiến đang kìm hãm sự phát triển cả nam giới và nữ giới”.
 
 
Quỳnh Anh 

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.