“Làm cha mẹ thông thái”:

Đồng hành cùng con vào lớp 1

Chia sẻ

R(PNTĐ) Năm học mới đã bắt đầu. Là người mẹ có con đã qua tuổi tiểu học, mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm tron g trang bị kỹ năng cho con khi vào lớp 1. Cha mẹ có con đang học mẫu giáo lớn có thể đồng hành cùng con từ bây giờ để con sẽ bước vào lớp 1 thật tốt.

Đồng hành cùng con vào lớp 1 - ảnh 1
Tôi đã cùng con bước vào những năm học tiểu học thật suôn sẻ Ảnh: NVCC

Nhiều cha mẹ băn khoăn có nên cho trẻ học trước chương trình trước khi con vào lớp 1? Quan điểm của mình là không. Khi đi dự giờ các lớp 1, mình thấy các trẻ học trước ngồi trong lớp thường không tập trung do đã biết trước rồi. Thời gian đầu, trẻ học trước có thể có chút ưu thế so với các bạn chưa học, nhưng sau đó các bạn chưa học trước sẽ tiến bộ dần nhờ tập trung học. 

Các kỹ năng cha mẹ cần trang bị cho con:
- Khả năng ngồi tĩnh và ngồi bàn: Cha mẹ cố gắng luyện cho con có thể ngồi tĩnh tập trung từ 30-40 phút (thời gian của một tiết tiểu học). Cách để luyện con ngồi bàn như sau:

- Mua cho con một cái bàn nhỏ, đẹp, đáng yêu, vừa với vóc dáng người của con, không cao quá hay thấp quá để con thoải mái nhất khi ngồi.

- Mua một cái đồng hồ báo thức để dạy con xem giờ và biết nhìn đồng hồ.

- Có biện pháp khen thưởng và kỷ luật rõ ràng, nếu chơi với mẹ tốt được thưởng, nếu không chịu ngồi có thể bị phạt. Nên khen nhiều hơn kỷ luật, bởi việc ghi nhận mình là đứa trẻ tốt là nội lực quan trọng cho quá trình tự trọng và luôn muốn hướng tới điều tốt đẹp của con.

- Chọn một khung giờ mà mẹ có thể thường xuyên ngồi bàn cùng con, từ 7-8:30 tối hàng ngày (nếu mẹ thường về muộn thì có thể bắt đầu vào 8h00 tối). 

- Trường hợp nếu bé quá nghịch ngợm thì ngồi 5-10 phút mẹ và con có thể chơi một trò chơi vận động độ 5-10 phút rồi lại tiếp tục ngồi vào bàn. 

- Hoạt động trên bàn học cũng thay đổi linh hoạt theo sở thích của con, nhưng hoạt động tĩnh mà mẹ có thể chơi với con trên bàn như sau: Vẽ, tô màu, chơi thẻ bài, chơi ghép hình, đọc sách và kể lại, hoặc nghe mẹ kể chuyện và kể chuyện lại theo tranh, tập chơi nhớ số, tập chơi nhớ chữ cái, tập chơi học tiếng Anh. 

- Cha mẹ nên bỏ hoạt động xem tivi và thiết bị ipad, máy tính vì game trên máy tính và hoạt động trên tivi rất thú vị, sẽ khiến con cảm thấy hoạt động học tập nhàm chán và con sẽ càng không thích học. Nếu có cho con xem tivi hay ipad cũng không nên quá 60-90 phút/ngày. 

- Khả năng nhận, ghi nhớ nhiệm vụ. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng khi con bước vào lớp 1. Cha mẹ có thể giúp con rèn khả năng nhận, ghi nhớ bằng cách sai việc con, như vậy giúp con hình thành khả năng ghi nhớ lời người khác nói và hoạt hóa thành việc làm của bản thân. Việc rèn luyện cho đôi chân khỏe mạnh, tay khéo léo cũng rất cần thiết cho việc phát triển não bộ, khả năng cầm bút, liên tưởng và viết chữ cũng như học tập của con. Sau này mẹ có thể dạy con các kỹ năng phục vụ bản thân như: Tự ăn uống được, tự đi vệ sinh được, tự biết rửa cốc mình uống, tự biết sắp xếp đồ đạc và quần áo cá nhân. 

- Khả năng chào hỏi và diễn đạt: Mẹ phải rèn cho con chào hỏi người lớn, còn diễn đạt là việc mẹ hỏi và con đưa ra câu trả lời cũng như con tập kể lại cho mẹ những điều con quan sát được. Việc ghi nhớ và kể lại là cực kỳ cần thiết cho quá trình học. 

Nguyễn Thị Hồng Liên
Hiệu phó trường Tiểu học và THCS Xanh Tuệ Đức

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.