Đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: Cần đặt nạn nhân là trọng tâm để bảo vệ

Chia sẻ

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Tổ chức UNESCO tại Việt Nam tổ chức tọa đàm “Chia sẻ kinh nghiệm đưa tin về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái”.

Tọa đàm có sự tham dự của ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, và ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái (VAWG)” thông qua các phương tiện truyền thông với mục đích cung cấp hướng dẫn cho các chuyên gia truyền thông về cách đưa tin các vấn đề về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời thu hút sự tham gia của các cơ quan Chính phủ và các cơ quan truyền thông quốc gia chủ chốt của Việt Nam như Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), và Thông tấn xã Việt Nam (TXVN), cùng các đơn vị khác.

Các diễn giả, nhà báo tham dự buổi toạ đàmCác diễn giả, nhà báo tham dự buổi toạ đàm.

Tại toạ đàm, ông Ngô Minh Hiển, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, Đài Tiếng nói Việt Nam đã nhiều lần phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức thành công các buổi hội thảo, các khóa đào tạo truyền thông; nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức tọa đàm và thi trực tuyến về chủ đề chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. “Tôi tin rằng, thông qua những chia sẻ cởi mở trong buổi tọa đàm ngày hôm nay, các phóng viên sẽ thu nhận được những kỹ năng, kinh nghiệm quý báu để hạn chế những sai sót xảy ra trong quá trình tác nghiệp về các chủ đề nhạy cảm như: Xâm hại tình dục, bình đẳng giới, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, bảo vệ người yếu thế trong xã hội...

Ngoài ra, tọa đàm cũng là cơ hội để đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách trao đổi kinh nghiệm làm nghề, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp thực tế, từ đó rút ra những bài học giúp nâng cao kỹ năng đưa tin, viết bài về các chủ đề trên” – ông Hiển cho biết.

Ông Christian Manhart – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và giáo dục về vấn đề này cũng như góp phần thay đổi thái độ và hành vi trong cộng đồng. Hơn nữa, UNESCO cam kết phát triển truyền thông và thúc đẩy sự an toàn của báo chí, nhất là sự an toàn của các nữ phóng viên, nhà báo.

Điều đáng nói là, trong đại dịch Covid-19, bạo lực với phụ nữ đã tăng nhanh chóng. Theo một báo cáo được công bố chỉ mới tháng trước của Tổ chức UN Women, có tới 45% phụ nữ phản ánh rằng họ hoặc một người phụ nữ mà họ biết đã phải trải qua một vài dạng bạo lực.

“Chúng tôi cho rằng các phóng viên, nhà báo, nhiếp ảnh gia và cả biên tập viên truyền thông ở bất kỳ loại hình truyền thông nào (truyền hình, phát thanh, in ấn hay truyền thông trực tuyến) đều cần biết cách đưa tin bài và xây dựng nội dung tin bài một cách hợp lý nhằm góp phần phòng chống tình trạng bạo lực giới” – ông Christian Manhart hi vọng.

Tại buổi tọa đàm, Bà Lucila Carrasco, chuyên gia ban Truyền thông và Thông tin của UNESCO tại Việt Nam giới thiệu phiên bản tiếng Việt của cuốn “Đưa tin về Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em gái - Cẩm nang dành cho Nhà báo” và “Đối thoại thận trọng : Cẩm nang giải quyết vấn đề bạo lực với phụ nữ trong và thông qua truyền thông”. Bà Lucila cho rằng, làm thế nào để định hướng tư duy, trách nhiệm của người làm báo khi đưa tin về vấn đề này rất quan trọng.

Tại buổi toạ đàm, các diễn giả và nhà báo cùng thảo luận các chủ đề như khó khăn và thách thức của các chuyên gia truyền thông khi đưa tin về chủ đề bạo lực giới. Thông qua những kinh nghiệm thực tế, các diễn giả cũng chia sẻ cách đưa tin để bảo vệ quyền riêng tư của người bị hại và gia đình của họ một cách khéo léo, hiệu quả, làm sao để phá vỡ sự yên lặng của phụ nữ khi bị bạo lực ngôn ngữ, thể chất và tình dục hay quấy rối trên mạng, và tránh biến nạn nhân bị xâm hại trở nên đáng thương một lần nữa.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.