Đừng buông nhau!

Chia sẻ

Tâm Giao ơi, em đang thật sự bế tắc trong hôn nhân. Vợ chồng em chung sống được 6 năm, có một con trai 4 tuổi. Trước đây, chúng em sống chung với bố mẹ, khoảng 2 năm nay ra ngoài thuê nhà để tự lập. Nhưng gần 1 năm trở lại đây, công việc của cả hai vợ chồng đều bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, cuộc sống rất khó khăn.

Kinh tế sa sút, cả em và anh ấy đều không kìm được những bức xúc hàng ngày, trút giận lên nhau mỗi khi bất đồng quan điểm. Cách đây 2 tháng, công ty của chồng em phá sản, anh ấy thất nghiệp. Gánh nặng kinh tế đổ dồn lên vai, càng khiến em cảm thấy bế tắc và thấy chồng mình thật… vô dụng.

Hiện nay, tình cảm vợ chồng em đang đi xuống trầm trọng. Cả hai đã nghĩ đến chuyện buông nhau ra, kết thúc cuộc sống hôn nhân để không còn dằn hắt nhau mỗi ngày. Có những đêm, em nằm nghĩ lại thời gian vợ chồng yêu thương nhau trước đây mà thấy đau lòng.

Tại sao, cuộc sống lại khiến chúng em bế tắc thế này. Buông nhau rồi, liệu chúng em có hạnh phúc hơn không? Còn con nhỏ nữa, nó sẽ lớn lên thế nào khi bố mẹ không còn bên nhau? Em không biết phải làm gì trong hoàn cảnh này, mong Tâm Giao cho em lời khuyên!

Ngocnga@gmail.com

Đừng  buông nhau! - ảnh 1

Đại dịch Covid-19 như cơn bão lớn càn quét toàn cầu khiến tất cả đều phải đối diện với khó khăn. Hiện thực này đang là tình trạng chung, không riêng gì gia đình bạn. Do đó, bạn đừng nhìn vấn đề trong phạm vi hẹp, để rồi nản lòng, bế tắc. Vẫn có câu, vợ chồng hoạn nạn có nhau, chia bùi sẻ ngọt trong cuộc sống thì mới hạnh phúc bền lâu.

Nếu cứ gặp khó khăn là buông nhau ra thì làm sao giữ gìn được tổ ấm. Hạnh phúc hôn nhân cũng như cuộc sống, có thuận lợi, có khó khăn trắc trở. Không ai có thể suôn sẻ hết mọi mặt trong suốt hành trình sống của mình, và cũng chẳng có cuộc hôn nhân nào cứ bằng phẳng mãi. Bạn phải hiểu rõ điều đó, để rồi cùng chồng đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, tìm cách vượt qua nó.

Có duyên vợ chồng thì hai người xa lạ mới tìm thấy nhau giữa muôn vạn người, gắn kết với nhau bằng tình yêu. Như bạn nói, trước đây, hai người đã hết lòng yêu thương nhau, vậy sao lúc khó khăn lại nỡ buông nhau ra? Bế tắc nào rồi cũng có lối ra, vì thế thay vì chán nản, dằn hắt nhau, hai vợ chồng hãy nghĩ về quãng thời gian yêu nhau nhiều hơn, cùng nắm tay nhau chặt hơn để đồng lòng vượt qua tất cả.

Nếu kinh tế quá khó khăn, vợ chồng hãy nhờ sự giúp đỡ tạm thời của bố mẹ. Trước mắt, các bạn hãy xin bố mẹ quay về sống chung như trước đây để giảm khoản tiền thuê trọ. Khi thất nghiệp, chồng bạn cũng đang chịu áp lực rất lớn. Vì vậy, thay vì nhìn thấy anh ấy vô dụng thì bạn hãy động viên, tạo sự lạc quan cho cả hai. Khi vợ chồng đồng lòng, nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, bạn sẽ gỡ dần những bế tắc hiện có.

Tâm Giao

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.