Giữ con dâu cũ vì cháu đích tôn

BẢO NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều nay, mẹ chồng Thúy gọi lên bảo ngày mai con trai về quê có việc. Bà còn dặn thêm con dâu không phải về kẻo đường xa vất vả cả vợ lẫn chồng; nhưng Thúy hiểu rõ chả phải mẹ chồng lo lắng cho cô, mà muốn tránh sự “đụng độ” giữa con dâu cũ và con dâu mới.

Có con dâu mới vẫn không buông con dâu cũ

Sinh được hai con đủ nếp đủ tẻ, bà Hiền đã từng toại nguyện trong cuộc sống. Nhất là khi cả hai đứa con học hành đỗ đạt, ra trường đều có công ăn việc làm. Đến tuổi lấy vợ, lấy chồng, đứa nào cũng có duyên nên nhanh chóng ổn định hôn nhân. Con gái kết hôn sống gần bố mẹ 2 năm thì theo chồng ra nước ngoài định cư. Nhà chỉ còn lại vợ chồng con trai, ông bà dốc kết mọi thứ lo cho con cháu. Khi con dâu sinh được cháu đích tôn, vợ chồng bà Hiền vui mừng tột độ. Ước mơ có cháu trai nối dõi đã thành hiện thực, lại thêm cô con dâu hiếu thảo, ông bà chẳng còn điều gì mong ước thêm.

Ấy vậy nhưng Hùng-con trai ông bà lại bỗng dưng đổ đốn. Vợ con đề huề, ngoan hiền như thế mà nó không trọng lại ra ngoài lăng nhăng. Bà Hiền phát hiện chuyện con trai ngoại tình, cũng đã hết lời khuyên nhủ con chấm dứt tình cảm ngoài luồng để bảo vệ hạnh phúc gia đình. Trong một thời gian, không muốn hạnh phúc của con đổ vỡ, đứa cháu đích tôn phải sống cảnh gia đình chia ly, bà âm thầm che đậy việc con trai ngoại tình. Thế nhưng, con trai bà như ăn phải bùa mê thuốc lú, chẳng những không nghe lời khuyên của bà mà còn ngập sâu vào mối tình tội lỗi ấy.

Giấy chẳng gói được lửa, chuyện con trai bà ngoại tình cuối cùng cũng bị con dâu phát hiện. Điều đáng nói, mối quan hệ ngoài luồng ấy đã để lại hậu quả và ông bà có thêm một đứa cháu gái bên ngoài.

 Chuyện vỡ lở, con dâu bà không tha thứ cho hành vi phản bội của chồng. Cô quyết liệt làm đơn ly hôn, nhanh chóng rời khỏi cuộc hôn nhân bất hạnh. Thời điểm đó, cháu đích tôn của bà Hiền chưa được ba tuổi nên khi ly hôn, con dâu có toàn quyền nuôi con. Nỗi sợ mất cháu đích tôn khiến bà Hiền tìm mọi cách giữ con dâu cũ, bất chấp con trai đã dẫn vợ mới về sống chung trong nhà. Đặc biệt khi biết con dâu mới không thể tiếp tục sinh nở do bệnh lý, ông bà lại càng nặng lòng với đứa cháu trai sống với con dâu cũ. 

Giữ con dâu cũ vì cháu đích tôn - ảnh 1
Ảnh minh họa

Vậy là để giữ dâu cũ, bà Hiền bàn với chồng cắt một phần của mảnh đất đang ở chia cho cô, sau đó phụ thêm một khoản tiền nữa xây cho hai mẹ con căn nhà nhỏ để họ sống cạnh ông bà. Con dâu cũ, phần vì nặng lòng trước tình cảm ông bà dành cho mình, phần sợ ly hôn về bên nhà bố mẹ đẻ sẽ tạo cho họ gánh nặng nên đồng ý với sự sắp đặt của ông bà.

Thế nhưng, Thúy - con dâu mới không thể chịu được cảnh hàng ngày bố mẹ chồng sống với mình nhưng lòng lúc nào cũng hướng về dâu cũ và đứa cháu đích tôn đang sống ở căn nhà bên cạnh. Mọi sự chăm sóc, ông bà cũng có phần hơn cho bên đó. Đã thế, thỉnh thoảng, ông bà còn tạo điều kiện cho con trai và con dâu cũ “sum họp gia đình” để đứa cháu đích tôn cảm nhận đủ tình cảm của cả bố lẫn mẹ.

Mâu thuẫn giữa con dâu mới và ông bà cứ thể nảy sinh sâu sắc. Để bảo vệ hôn nhân, Thúy ép chồng ra thành phố cùng mình để tìm việc, sinh sống luôn trên đó. Mục đích là sống tách xa hẳn vợ cũ của anh. Trước khi chuyển đi, Thúy cũng để lại “thông điệp” cho mẹ chồng rằng nếu bà chọn giữ dâu cũ thì sẽ không có dâu mới.

Vì cháu đích tôn, mẹ giúp con trai “một bến hai đò”

Thúy cứ ngỡ hành động quyết liệt đó của mình sẽ khiến mẹ chồng nhìn nhận lại mối quan hệ hôn nhân của con trai ở hiện tại, mà buông bỏ dâu cũ. Thế nhưng cô không ngờ, bà Hiền vì đứa cháu đích tôn mà cố tình làm chuyện sai trái với hạnh phúc hôn nhân của con trai như trước đây.

Bà Hiền biết, sau một thời gian, con dâu cũ cũng đã nguôi ngoai nỗi đau ly hôn, có cái nhìn thực tế về quyền lợi của đứa con trai. Vì thế, một mặt, bà khuyên dâu cũ hãy bao dung với chồng cũ để con trai có đầy đủ tình cảm gia đình, một mặt bà tạo điều kiện mở đường để con trai thỉnh thoảng tìm về với vợ cũ.

Ở quê, cứ một, hai tuần, bà Hiền lại viện cớ nhà có việc cần con trai về giải quyết. Bà cũng tìm đủ lý do để dâu mới không theo về. Ban đầu, Thúy nghĩ đó là do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu quá nặng nên bà không muốn chạm mặt cô. Mặt khác, cô cũng chẳng muốn có thêm những rắc rối phiền lòng với mẹ chồng nên mỗi lần chồng về quê, cô chấp nhận để anh đi một mình.

Tuy nhiên, sau đó, cô nhận được những bức hình từ cô em họ ở quê chụp cảnh chồng mình với vợ cũ sum họp với nhau. Trong một vài bức hình còn có mặt của mẹ chồng với sự vui vẻ thể hiện rõ. Bấy giờ, cô mới hiểu lý do vì sao mẹ chồng thỉnh thoảng lại gọi chồng mình về dưới đó.

Giữ con dâu cũ vì cháu đích tôn - ảnh 2
Ảnh minh họa

Thúy về quê làm rõ chuyện với mẹ chồng, không ngờ, cô như người bị quả báo khi bà bảo ngày xưa cô làm kẻ thứ ba, chen vào phá hoại hạnh phúc của vợ chồng người ta, thì nay chuyện đó diễn ra với cô cũng là lẽ thường tình.

Bà thậm chí còn bảo vệ hạnh phúc của dâu cũ, bảo nếu chồng cô với vợ cũ tái hợp thì cũng đúng, vì vốn dĩ họ đã là vợ chồng của nhau trước đó. Thúy hiểu vì sao mẹ chồng quyết tâm giữ dâu cũ, là bởi cô ấy sinh cho bà đứa cháu đích tôn nối dõi, còn Thúy thì không. 

Chồng Thúy cuối cùng cũng lộ rõ kẻ tham lam trong tình cảm, lại bị mẹ kéo vào trách nhiệm chăm sóc đứa con trai nối dõi tông đường nên ngang nhiên sống cảnh “một bến hai thuyền”. Mỗi lần về với vợ cũ, anh chẳng còn thấy áy náy với Thúy. Thậm chí nếu cô vì chuyện đó mà cãi nhau với anh thì anh cũng sẵn sàng ôm quần áo về bên vợ cũ lâu hơn.

Cô vợ cũ cũng bắt đầu biết cách “đòi lại công bằng” cho mình, âm thầm trả lại những đau khổ mà trước đó Thúy đã đẩy vào cuộc đời cô. Vợ cũ cũng công khai giữ cha cho con mình nhiều hơn, điều mà vốn dĩ nó đã từng được hưởng trọn vẹn.

 Thúy muốn ly hôn nhưng nhìn lại cô không muốn con gái mình sống cảnh xa bố. Cô cũng không muốn mình trở thành “trò cười” trong mắt người thân vì trước đó đã không nghe lời họ, kiên quyết dấn thân vào cuộc tình tội lỗi ngoài luồng, đạp đổ hạnh phúc người khác để giành lấy bằng được người đàn ông đó cho mình.

Thế nhưng trong cuộc chiến giữ hạnh phúc hôn nhân bây giờ, Thúy đơn thương độc mã. Và ở chiều ngược lại, cô vợ cũ lại được cả nhà chồng cũ hậu thuẫn. Thúy không biết làm sao với cuộc hôn nhân của mình, lại càng không biết làm thế nào để con gái không phải chịu thiệt thòi với người cha thuyền nào cũng muốn giữ.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.