Giúp con giảm áp lực mùa thi cử

Chia sẻ

Mùa thi đại học đang đến, các học sinh, sinh viên chuẩn bị “vượt ải”. Trong số đó, rất nhiều trẻ thấy áp lực, lo lắng, căng thẳng. Lúc này, chính sự quan tâm, chăm sóc đúng cách của cha mẹ sẽ giúp con có thêm độnglực và phấn đấu để vượt qua căng thẳng.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ căng thẳng vào mùa thi

Năm nào cũng vậy, cứ cận kề mùa thi là các chuyên gia chuyên khoa thần kinh lại tiếp nhận khám cho nhiều trường hợp stress quá mức do học hành. Có trường hợp các em học bao nhiêu quên hết bấy nhiêu khiến phụ huynh hoang mang, lo lắng.

Cha mẹ đừng tạo áp lực cho con trong mùa thiCha mẹ không nên tạo áp lực cho con trong mùa thi.

Bên cạnh đó, nhiều thí sinh ăn không ngon, bỏ bữa, rối loạn tiêu hóa hay ngủ trễ, mất ngủ khiến sức khỏe yếu đi. Hậu quả đoán trước được là thí sinh sẽ làm bài không tốt khiến bao nhiêu cố gắng trở thành công cốc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ dễ căng thẳng và áp lực vào mùa thi. Cụ thể như: Điểm học tập hàng ngày thấp đến kì thi bắt buộc phải đạt kết quả cao mới qua môn càng làm cho trẻ chịu nhiều áp lực hơn. Trong khi đó, bố mẹ quá bận rộn công việc, không chia sẻ với con về những khó khăn phía trước. Nhiều bạn trẻ chưa tìm được phương pháp học tập hiệu quả nên nhanh quên.

Thậm chí, nhiều phụ huynh lại đòi hỏi, kỳ vọng quá nhiều ở con, không chấp nhận năng lực thực sự của con, ép con phải đặt được những mong muốn của cha mẹ… Có phụ huynh còn so sánh con mình với các bạn khác trong lớp, bắt học hoặc lựa chọn những ngành nghề, môn học mà con không thích hoặc chỉ trích con vì học kém mà không cảm thông cho con, càng khiến cho trẻ lo lắng gây nên những căng thẳng không thể nào giải tỏa được.

Cha mẹ giúp con định hướng cách học hiệu quả

Theo các chuyên gia tâm lý, sự quan tâm của phụ huynh ở giai đoạn này cần rất khéo léo và tế nhị đi kèm với sự đồng cảm trạng thái tâm lý bất thường của con. Phụ huynh nên động viên con nhẹ nhàng thay vì trực tiếp hỏi con và sau đó phản ứng tiêu cực lại với phản ứng của con; trò chuyện, tâm sự, vui đùa…

Bên cạnh đó, cha mẹ đừng quá đặt kỳ vọng vào con mà hãy để con chia sẻ với mình những điều lo lắng trong thi cử. Hãy để con lựa chọn theo ý của mình về ngành nghề, trường học mà con thích. Đừng bắt ép học liên tục, không chỉ không hiệu quả mà còn khiến cho bộ não làm việc quá nhiều, dẫn đến việc quá tải.

Quan trọng hơn, cha mẹ hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con trong mùa thi. Các em cần ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, cung cấp đầy đủ vitamin A, D, E, chất sắt, nên ăn thêm trái cây, sữa, đậu - hạt. Hạn chế sử dụng nước uống giải khát có đường, kẹo, kem... ngay trước các buổi học; không lạm dụng trà, cà phê để thức khuya vì có thể khiến thần kinh bị kích thích. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng tăng cường cho não theo hướng dẫn của bác sỹ để đầu óc tỉnh táo, không bị buồn ngủ và giảm sự kém tập trung.

Ngoài ra, nếu thấy các dấu hiệu bất ổn trong hành vi, lời nói của con như: vã mồ hôi, hồi hộp đập trống ngực, tim đập nhanh, cảm giác buồn nôn, đau bụng, muốn đi vệ sinh, run tay chân, ngủ kém, cảm giác đau đầu, đau các cơ. Cảm xúc không ổn định: khóc lóc, lo lắng, bồn chồn, bứt rứt, khó chịu, đứng ngồi không yên…, bố mẹ cần phải đưa ngay con mình đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm lý để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.