Giúp phụ nữ thay đổi hành vi sống có trách nghiệm

Chia sẻ

Ngày 28/10, Hội LHPN TP Hà Nội phối hợp với Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Đề án 938, nhằm trao đổi, thảo luận về việc thực hiện đề án giai đoạn 2017-2021 và tham vấn định hướng hoạt động giai đoạn 2022-2027.

Tại hội thảo, bà Trương Thị Thu Thuỷ, Trưởng Ban Gia đình-Xã hội, Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đề án Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ (Đề án 938) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017 với hai giai đoạn thực hiện từ 2017-2021 và 2022-2027 trên phạm vi toàn quốc với 3 nội dung là: An toàn thực phẩm, giáo dục cha mẹ nuôi dạy chăm sóc bảo vệ con và phòng chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới; 2 nội dung xuyên suốt là: Tuyên truyền phổ biến pháp luật và Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức.

Bà Trương Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Gia đình-Xã hội, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghịBà Trương Thị Thu Thuỷ, Trưởng ban Gia đình-Xã hội, Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Năm 2021, Trung ương Hội phối hợp với các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố tiến hành đánh giá sơ kết giai đoạn 1 Đề án 938, trong đó tổ chức thội thảo tại 4 tỉnh, thành phố gồm Hà Giang, Hà Tĩnh, Hà Nội và Bến Tre để tìm hiểu sâu hơn về kết quả, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, từ đó triển khai giai đoạn 2 của Đề án 938.

“Tại Hà Nội, kinh phí phân bổ các năm khoảng từ 700 triệu-1 tỷ đồng cho việc triển khai đề án, ở mức cao so với các tỉnh, thành cả nước, cho thấy sự quan tâm của lãnh đạo thành phố đối với các vấn đề xã hội có tính liên quan đến phụ nữ" - bà Thu Thuỷ cho biết.

Bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN TP Hà Nội cho biết, ngày 16/11/2017, Hội LHPN Hà Nội ban hành Đề án số 02/ĐA-BCH triển khai thực hiện Đề án 938 của Chính phủ trong các cấp Hội. Hàng năm Hội LHPN Hà Nội chủ động xây dựng Kế hoạch gắn với chủ đề của ban điều hành Trung ương và nhiệm vụ trọng tâm của thành phố, đưa các nội dung, chỉ tiêu của đề án trong kế hoạch năm, có tiêu chí cụ thể. Theo đó, 100% quận, huyện trên địa bàn thành phố đã có văn bản triển khai kế hoạch 938, đồng thời nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của địa phương...

Đánh giá kết quả thực hiện, bà Dương Thị Lý Anh, Trưởng ban Chính sách luật pháp, Hội LHPN Hà Nội cho biết, sau 4 năm triển khai Đề án 938, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã chủ động tham mưu hoàn thành tốt các nội dung của đề án, có nhiều chỉ tiêu vượt cao so với kế hoạch đề ra.

Điển hình, các cấp Hội không để xảy ra tình trạng các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em mà tổ chức Hội không lên tiếng kịp thời; 579/579 xã, phường, thị trấn xây dựng được ít nhất 1 mô hình vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết, giám sát một số vấn đề xã hội.

Đặc biệt, các cấp Hội đã phát hiện 72 trường hợp xâm hại phụ nữ và trẻ em; Tư vấn trực tiếp 340 trường hợp về hôn nhân gia đình, đất đai, bạo lực gia đình… Hội LHPN các quận, huyện, thị xã và cơ sở phối hợp tổ chức 317 buổi trợ giúp pháp lý cho 47.550 phụ nữ, trong đó tư vấn trực tiếp 2.458 trường hợp.

Các cấp Hội cũng duy trì hoạt động 122 câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”, 110 “Nhóm phụ nữ nòng cốt tuyên truyền pháp luật”, 15 câu lạc bộ “Phòng, chống buôn bán phụ nữ trẻ em”, 258 câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, 10 câu lạc bộ “Phụ nữ lên tiếng uống có trách nhiệm thực hiện an toàn giao thông”, 879 chi hội phụ nữ thực hiện “Thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm”, 1.931 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng…

Hội Phụ nữ các cấp xây dựng mới 1.273 và nhân rộng mô hình chi hội phụ nữ thực hiện “Thay đổi hành vi trong an toàn vệ sinh thực phẩm”, nâng tổng số trong toàn thành phố là 1.561 chi hội (với 56.448 hội viên phụ nữ tham gia), tập trung vào các nội dung như: “Kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ”, “Sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn”; “Đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm chín”...

Ngoài ra, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực tư duy, sáng tạo, thành lập nhiều mô hình mới, cách làm hay như: Mô hình Xây dựng Nhà trọ an toàn (huyện Đông Anh); CLB Gia đình nói không với bạo lực; Chi hội Phụ nữ sử dụng làn khi đi chợ; Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ; Nhóm Phụ nữ khuyết tật tự lực… Các mô hình đã trở thành nơi thu hút, tập hợp cán bộ, hội viên tích cực, chủ động tham gia công tác giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã có các tham luận, góp ý về thực trạng, giải pháp vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em, đồng thời đề xuất giải pháp của các ngành thành viên tham gia thực hiện đề án...

Kết thúc Hội thảo, bà Trương Thị Thu Thuỷ ghi nhận thành quả và sự cố gắng trong chỉ đạo, truyền thông và xây dựng mô hình thực tiễn tại cơ sở. Với chức năng chăm lo, bảo vệ phụ nữ, trẻ em, Hội LHPN TP Hà Nội cần đầu tư thêm kỹ năng lên tiếng, hướng dẫn kỹ thuật đối với các mô hình và sự lan toả rộng rãi của mô hình đến các chị em phụ nữ, đồng thời mong muốn, đề án sẽ tiếp tục phát huy nhiều sáng kiến hơn nữa, đi vào những vấn đề thực chất như an toàn thực phẩm, lên tiếng bảo vệ phụ nữ, trẻ em… để giảm thiểu các vụ bạo lực, xâm hại, xây dựng môi trường sống an toàn, bình đẳng cho phụ nữ, trẻ em…để giảm thiểu các vụ bạo lực, xâm hại, xây dựng môi trường sống an toàn, bình đẳng. 

HỒNG NHUNG

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.