Hạnh phúc muộn sau hơn thập kỷ “tìm con”

KIM LÝ
Chia sẻ

(PNTĐ) - 12 năm hiếm muộn, hai lần lưu sảy thai trong nước mắt, vất vả ngược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa "tìm con" nhưng không thành. Giữa những ngày tháng tưởng chừng buông xuôi không thể bước tiếp, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết (1986) và anh Nguyễn Văn Thuyết (1982), quê Quảng Bình quyết tâm vượt 500km ra Hà Nội chữa trị. Giờ đây hai "thiên thần" nhỏ đáng yêu đã xuất hiện, chấm dứt nỗi tủi hờn kéo dài hơn 1 thập kỷ hiếm muộn của cô giáo mầm non.

"Làm mẹ" hàng nghìn em nhỏ nhưng chưa có được đứa con của riêng mình

Hơn 10 năm đứng lớp, nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo của các em nhỏ, cô giáo Tuyết lại càng khát khao thiên chức được làm mẹ. Không ít lần chị Tuyết phải gạt vội giọt nước mắt buồn tủi khi nghĩ về hành trình tìm con gian nan vất vả, nghĩ về giấc mơ được bế bồng con yêu.

Chị Tuyết là giáo viên một trường mầm non ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình. Năm 2010, sau thời gian gần 3 năm yêu thương tìm hiểu, chị Tuyết và anh Thuyết quyết định tiến tới hôn nhân với mục tiêu cùng vun vén xây dựng một gia đình nhỏ vẹn tròn hạnh phúc.

Hạnh phúc muộn sau hơn thập kỷ “tìm con” - ảnh 1

Nhìn ánh mắt thơ ngây trong trẻo của các em nhỏ cô giáo Tuyết lại càng khát khao thiên chức được làm mẹ. - ảnh: NVCC.

Vì cuộc sống còn nhiều khó khăn, mức lương giáo viên khi đó không đủ trang trải cuộc sống nên chỉ 2 tuần sau ngày cưới, anh Thuyết rời quê vào thành phố Hồ Chí Minh làm việc, cô giáo Tuyết ở lại quê nhà tiếp tục công việc ở trường mầm non và phụng dưỡng chăm sóc gia đình nội ngoại hai bên.

Chị Tuyết kể: "Mình là giáo viên nên không thể bỏ việc theo chồng vào Sài Gòn được, hai vợ chồng đành xa nhau. Cứ như vậy, một năm vợ chồng mình chỉ gặp nhau 2 lần vào đợt nghỉ hè và dịp Tết nguyên đán. Thời gian thấm thoát trôi qua, số lần vợ chồng mình gặp nhau trong suốt 3 năm trời chỉ đến chục lần…Xa chồng cũng có nhiều buồn tủi lắm, nhất là chưa có con. Vợ chồng xa nhau mãi không ổn nên năm 2013 anh ấy quyết định về quê làm việc và hai vợ chồng bắt đầu đi tìm con từ đó đến giờ.

Mong con suốt thời gian dài nên vợ chồng chị Tuyết đã thăm khám nhiều nơi, điều trị qua nhiều loại thuốc, đông tây y kết hợp nhưng đợi mãi vẫn chưa thấy "tin vui" về nhà. “Năm 2014 hai vợ chồng vào Huế thăm khám, khi đó bác sĩ bảo chồng mình tinh trùng yếu và cho thuốc về điều trị, bồi bổ đợi có thai tự nhiên", chị kể. Nhưng sau bao lâu chờ đợi và hy vọng, tưởng chừng hạnh phúc đã tới, giấc mơ được bế bồng con yêu của chị Tuyết vẫn chưa trở thành hiện thực.

Năm 2017, vợ chồng chị Tuyết một lần nữa vào thành phố Hồ Chí Minh thăm khám. Vẫn cho kết quả như lần khám trước, bác sĩ kết luận tinh trùng chồng yếu, dị dạng nhiều nên khó có thai tự nhiên. Ngày đó vợ chồng chị Tuyết cũng tìm hiểu phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, có thể giúp cho các gia đình hiếm muộn mong con chạm gần hơn đến giấc mơ con yêu nhưng vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên hai vợ chồng chỉ lấy thuốc về điều trị, chờ đợi sự may mắn đến thêm lần nữa.

Hạnh phúc muộn sau hơn thập kỷ “tìm con” - ảnh 2

Hai trái ngọt yêu thương đến muộn sau 12 năm mòn mỏi kiếm tìm.

Sau lần thăm khám đó, vợ chồng chị Tuyết trở về quê tiếp tục thuốc điều trị, làm lụng tích góp vừa mong chờ "tin vui" đến vừa cố gắng tiết kiệm để chuẩn bị cho hành trình "tìm con" sau này.

Ra Bắc tìm con và "phép màu" xuất hiện là hai "thiên thần" nhỏ

Chặng đường tìm con của các gia đình hiếm muộn luôn là những ngày tháng gian nan mòn mỏi mong chờ. Không phải ai cũng tới đích nếu thiếu sự kiên trì và khát khao không đủ lớn. Bên cạnh những trở ngại về mặt thời gian, chi phí tài chính cũng là rào cản lớn khiến nhiều cặp vợ chồng phải trì hoãn hành trình tìm con của mình.

Một thập kỷ mong con là khoảng thời gian không hề ngắn với bất kỳ gia đình nào. Vợ chồng chị Tuyết sau những ngày tháng tìm con trong vô vọng, tháng 10/2021, hai vợ chồng quyết tâm dành hết số tiền tích góp để ra Hà Nội tìm con và thực hiện can thiệp hỗ trợ sinh sản. Biết đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội qua một vài người bạn đã đón con thành công, chị Tuyết anh Thuyết mang theo niềm hy vọng mới trong hành trình lần này.Hạnh phúc muộn sau hơn thập kỷ “tìm con” - ảnh 3

Hạnh phúc muộn sau hơn thập kỷ “tìm con” - ảnh 4

Hạnh phúc “đơm hoa kết trái” bởi tình yêu, sự kiên trì không từ bỏ dù hành trình tìm con có nhiều chông gai.

"Năm đấy dịch Covid-19 vẫn còn nhưng có người bạn giới thiệu nên vợ chồng mình quyết tâm vượt dịch để ra Hà Nội khám. Trước đây khi đến các bệnh viện khác khám thì em mang tâm lý lo lắng, sợ cảm giác đến viện nhưng khi bước chân đến đây thì thấy mọi người rất thân thiện, nhờ đó mà em đỡ lo và có thêm hi vọng, trong lòng nghĩ rằng lần này sẽ đón được con yêu về nhà", chị Tuyết chia sẻ.

Một tháng sau đó chị bước vào quá trình kích trứng, chọc trứng, tạo phôi. Mọi quá trình điều diễn ra thuận lợi, chị Tuyết tạo được 5 phôi tốt và 2 phôi khá. Đó là lần đầu tiên vợ chồng chị Tuyết làm IVF, còn nhiều bỡ ngỡ và lo lắng nhưng may mắn được sự động viên, đồng hành của các bác sĩ nên đã truyền thêm động lực cho hai vợ chồng.

Thấu hiểu "tiếng lòng" mong ngóng con yêu của các thầy cô giáo hiếm muộn, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đang tổ chức chương trình “Tri ân Thầy Cô giáo – Gieo hạt yêu thương” dành tặng nhiều hỗ trợ đến các Thầy/Cô trong quá trình thăm khám và thực hiện Thụ tinh ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện. Các hỗ trợ ưu đãi bao gồm: miễn phí khám, siêu âm Doppler tinh hoàn, xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm nang noãn, chụp tử cung – vòi trứng; giảm 20% chi phí xét nghiệm cận lâm sàng (không bao gồm các xét nghiệm chuyên sâu) và tặng voucher 3 triệu đồng cho khách hàng thực hiện dịch vụ Thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện. Chương trình diễn ra từ ngày 08/03 – 30/11/2024.

Chị tậm sự: "Chỉ một câu nói của bác sĩ Hưởng trên bàn chuyển phôi mà làm mình ấn tượng mãi - Chị cố gắng nhé, tự tin thoải mái con yêu sẽ sớm về với vợ chồng chị. Giờ bác sẽ đưa em bé phôi vào với mẹ nhé. Một câu đó thôi mà mọi lo lắng của mình tan biến hết, chỉ còn niềm tin về con yêu đang chờ mình thôi".

Thực hiện theo lời dặn của bác sĩ, bồi bổ và thoải mái tâm lý đợi sau chuyển phôi 10 ngày chị Tuyết mới bắt đầu thử que test có thai. Chị Tuyết kể lại: "Hơn 10 năm hiếm muộn, lần đầu tiên can thiệp hỗ trợ sinh sản IVF, bao cảm xúc làm mình luống cuống đến mức cầm que thử thai ngược, kết quả là que lên một vạch làm mình hú hồn. Lo lắng quá mình gọi chồng thì anh phát hiện mình thử que ngược và thử lại thì thấy 2 vạch nét căng. Hôm sau hai vợ chồng đi xét nghiệm beta thì bác sĩ thông báo đậu thai rồi. Chồng mình đã khóc ngay khi cầm trên tay kết quả thông báo có thai. Lần đầu tiên mình thấy anh khóc, anh khóc vì hạnh phúc đang rất gần".

Hạnh phúc lại nhân lên gấp bội khi hai tuần sau chị Tuyết đi siêu âm và được bác sĩ thông báo mang song thai, hai "sinh linh" bé nhỏ đang lớn lên dần trong cơ thể. Ngày 02/10/2022 một cặp song sinh Nguyễn Ngọc Bình An và Nguyễn Ngọc Phú Quý chào đời trong niềm hạnh phúc ngập tràn của đại gia đình nội ngoại hai bên. Mong ước có những đứa con của riêng mình đã trở thành hiện thực với cô giáo mầm non Nguyễn Thị Tuyết.

Tin cùng chuyên mục

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.
Người vun vén hạnh phúc gia đình

Người vun vén hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Suốt 20 năm qua, bà Hoàng Thanh Mai (SN 1949, tổ trưởng tổ hòa giải số 19, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã dốc hết lòng cho công tác hoà giải cơ sở, giúp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện.