Hỗ trợ trẻ em trong khu cách ly

Chia sẻ

Ngày 31/5, Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) thực hiện toạ đàm trực tuyến “Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19”.

Hỗ trợ trẻ em trong khu cách ly - ảnh 1

Buổi toạ đàm tập trung chia sẻ, trao đổi về những thực trạng, trải nghiệm của trẻ em sống trong khu cách ly, giãn cách và những tác động tới thể chất và tinh thần của trẻ em, đồng thời mang tới những lời khuyên hữu ích để chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời gian dịch bệnh.

Tại buổi toạ đàm, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD cho biết, trước làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19, số trẻ em là F0, F1 tại các khu cách ly ngày càng đông. Hình ảnh các em nhỏ phải đi cách ly tập trung mà không có bố mẹ đi cùng, các em tự cách ly tại nhà không có sự chăm sóc, giám sát của người lớn khiến cho ai cũng lo lắng, xót xa.

Chia sẻ trải nghiệm của mình trong thời gian nhà trường phải thực hiện cách ly tập trung đối với hơn 100 học sinh, giáo viên do tiếp xúc gần một học sinh bị nhiễm Covid-19, bà Lê Thị Tuyết Lan, Hiệu trưởng trường Tiểu học Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội không kìm nén được xúc động: “Trong đêm đầu tiên, hầu hết các con đều bồn chồn, lo sợ. Sau 2 ngày, khi có kết quả âm tính, chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm. Chúng tôi để các con trải nghiệm trong khu cách ly như dậy sớm, dọn dẹp phòng học, tập thể dục… Buổi tối, các con được tham gia các hoạt động như vẽ tranh, tung bóng, đá cầu, chơi chuyền với bố mẹ. Các hoạt động đều được thực hiện đảm bảo khoảng cách 2m và thông điệp 5K”.

Tại toạ đàm, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cũng khẳng định, Cục luôn đồng hành, bảo vệ trẻ em trong giai đoạn dịch bệnh. Đặc biệt, Bộ LĐ-TB&XH cũng vừa ban hành QĐ 623/QĐ-LĐTBXH về hỗ trợ trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 31/12/2021. Đối với trẻ em là F0, F1, các đơn vị chức năng sẽ có những kế hoạch cụ thể để hỗ trợ kinh phí cho trẻ em trong các khu cách ly tập trung.

Trong tháng Hành động vì trẻ em, Cục Trẻ em cũng sản xuất những chương trình để cung cấp những chính sách, chương trình hỗ trợ trẻ em… “Phương châm của Cục Trẻ em là “không để trẻ em nào cần được hỗ trợ bị bỏ lại và không được hỗ trợ”.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.