Hướng đến kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam

Chia sẻ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2021) với chương trình giao lưu nghệ thuật "Hạnh phúc Gia đình Việt" trên kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (không tổ chức khán giả).

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Chương trình gồm ba phần (Sưởi ấm ngôi nhà bạn, Giữ lửa hạnh phúc, Gia đình bình an - Xã hội hạnh phúc) dự kiến phát sóng vào ngày 27/6 tới nhằm tạo sự lan tỏa và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đồng thời đề cao các chuẩn mực đạo đức, lối sống và truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình.

Kế hoạch cũng đặt ra yêu cầu về nội dung tuyên truyền được xây dựng đảm bảo kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và tiếp thu các giá trị văn minh, tiến bộ, bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu về phát triển gia đình Việt Nam trong tình hình mới. Các hoạt động được tổ chức thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai, Ban Tổ chức cũng cần linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 và đảm bảo các yêu cầu về công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng yêu cầu Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai: Xây dựng và cung cấp thông tin, lịch trình các sự kiện, hoạt động theo nội dung của Kế hoạch; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch; phối hợp với Văn phòng Bộ triển khai thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ.

Kế hoạch tổ chức hoạt động kỷ niệm 20 năm Ngày Gia đình Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vị trí, vai trò của công tác gia đình đối với sự nghiệp phát triển đất nước; thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng xã hội, nòng cốt là xây dựng văn hóa gia đình hướng tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Chủ đề kỷ niệm 20 năm Ngày gia đình Việt Nam 28/6 là: “Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc”, với thông điệp truyền thông:

Thông điệp về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng trong gia đình: Hãy để tình yêu thương sưởi ấm ngôi nhà bạn; Yêu thương và chia sẻ để xây dựng hạnh phúc gia đình; Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực; Bạo lực gia đình làm suy giảm khả năng học tập và phát triển toàn diện của trẻ em; Bạo lực gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn hiện nay; Bạo lực gia đình làm gia tăng các vụ án hình sự; Ngăn ngừa các hành vi bạo lực gia đình để xây dựng xã hội hạnh phúc; Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình; Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng; Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật; Mọi hành vi bạo lực gia đình cần được tố giác và xử lý nghiêm minh theo pháp luật; Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội; Bạo lực gia đình vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người;

Thông điệp về văn hóa gia đình, giá trị gia đình và giáo dục gia đình: Gia đình là trường học đầu tiên để hình thành nhân cách của mỗi người; Phát huy vai trò của ông bà, cha mẹ trong giáo dục giá trị gia đình cho con cháu; Văn hóa là động lực của phát triển, văn hóa gia đình là cội nguồn của văn hóa dân tộc; Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con, cháu thảo hiền; Gia đình là tế bào của xã hội, thành trì của Tổ quốc; Gia đình là pháo đài, thành viên gia đình là chiến sỹ trong phòng, chống dịch bệnh; Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương; Giá trị gia đình là giá trị cốt lõi góp phần hình thành giá trị văn hóa dân tộc; Gìn giữ và phát huy văn hóa truyền thống dân tộc, cần chú trọng giáo dục giá trị gia đình.

Thông điệp về công tác gia đình: Đầu tư cho công tác gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững; Hãy xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội; Hãy xây dựng gia đình là lá chắn tin cậy cho các thành viên gia đình; Công tác gia đình là cầu nối đưa chính sách vào cuộc sống; Xây dựng gia đình hạnh phúc là nhiệm vụ trọng tâm của công tác gia đình; Nâng cao trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình là nhiệm vụ của công tác gia đình; Xây dựng quốc gia hạnh phúc cần bắt đầu từ xây dựng gia đình hạnh phúc; Quan tâm đến công tác gia đình cần cụ thể hóa bằng hành động./.

 CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.