Im lặng với quá khứ để bảo vệ hạnh phúc

Chia sẻ

Cuộc hôn nhân của chúng em năm nay tròn “15 tuổi”. Chừng đó thời gian chung sống, chồng em có thể là người chưa hoàn hảo 100%, nhưng anh ấy là người yêu vợ, thương con, biết vun vén gia đình. Vậy mà trong thời gian giãn cách xã hội, khi vợ chồng ở nhà nhiều, em lại vô tình phát hiện ra bí mật trong quá khứ của anh ấy. Hóa ra, trước khi đến với em, anh ấy từng sống rất phóng đãng và có con với một cô gái. Đến năm 2 tuổi, đứa bé bị bệnh qua đời. Dù hai người chia tay nhau, nhưng mỗi năm một lần họ âm thầm cùng nhau lên chùa cầu siêu cho con (sau khi qua đời, đứa bé được gửi lên chùa nương nhờ cửa Phật).

Ban đầu, em thấy khó chấp nhận bí mật ấy của chồng. Nhưng rồi, em lại nghĩ mình nên im lặng trước quá khứ của chồng. Hãy xem đó là bí mật suốt cả cuộc đời của anh ấy, và em đứng ngoài cuộc, miễn là hạnh phúc vẫn êm ấm là được. Tuy nhiên sau đó, em lại băn khoăn không biết sự im lặng của mình có "dung túng" cho sai lầm của chồng không. Nếu em nói ra, anh ấy chấm dứt việc gặp gỡ với người cũ, tránh được hậu quả "tình xưa cháy lại"; Còn nếu em cứ im lặng lại tạo cơ hội cho họ thì sao? Em thật sự không biết mình nên làm thế nào cho đúng, để bảo vệ hạnh phúc của mình. Mong Tâm Giao cho em lời khuyên!

Lethuhoai909@gmail.com

 Im lặng với quá khứ để bảo vệ hạnh phúc - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Bạn đang "sở hữu" một cuộc hôn nhân hạnh phúc, với người chồng yêu vợ, thương con, biết vun vén cho gia đình. Chính bản thân bạn cũng thừa nhận điều đó. Vậy tại sao, ta lại phải thay đổi những điều tốt đẹp đó chỉ vì một bí mật trong quá khứ của anh ấy?

Tâm Giao hiểu sự lo lắng của bạn nhưng nếu nhìn theo chiều hướng tích cực, bạn sẽ thấy mọi chuyện đơn giản và "vô hại". Ai cũng có sai lầm, quan trọng là họ biết sửa chữa sai lầm đó. Điều mà anh ấy và cô gái đó bí mật làm mỗi năm là xuất phát từ "tâm" của người làm cha mẹ. Đứa trẻ ấy không còn sống trên cuộc đời này nữa, nhưng không có nghĩa "biến mất" hẳn trong suy nghĩ của cha, mẹ bé. Bởi với cha mẹ, tình yêu thương con sẽ không bao giờ "biến mất" cả. Việc họ làm cho con mỗi năm, không chỉ để con bình yên, siêu thoát mà còn là vấn đề đạo đức của người còn sống. Ngoại trừ ngày đó, việc làm đó, họ không làm gì có lỗi với bạn đời hiện tại, không để ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.

Vì thế bạn hãy tôn trọng quá khứ của chồng, hãy cứ im lặng với bí mật của anh ấy. Tình xưa của họ chỉ có thể "cháy lại" khi hôn nhân của các bạn không còn hạnh phúc, tình cảm vợ chồng bị lung lay. Còn nếu, hôn nhân của bạn vẫn hạnh phúc, tình cảm vợ chồng bền chặt thì không có chỗ để người xưa chen vào. Hãy cứ làm một người vợ tốt, thắt chặt nghĩa vợ chồng hơn mỗi ngày, bạn sẽ không còn điều gì phải lo lắng, hoài nghi. Nếu một ngày nào đó, anh ấy công khai bí mật ấy với bạn thì hãy chấp nhận và để anh ấy tiếp tục thực hiện việc cầu siêu cho con. Khéo léo hơn một chút, bạn có thể "xin" anh ấy cùng chia sẻ việc làm đó để vợ chồng gần gũi, hiểu nhau hơn. Chấp nhận, bao dung với quá khứ của bạn đời, hạnh phúc hiện tại sẽ thêm phần vững chắc, bạn nhé!               

TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.