Góc tư vấn Hành trang xây tổ ấm:

Không cho con gái học cao, bố mẹ có vi phạm pháp luật?

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tôi muốn hỏi, việc bố mẹ không cho con gái đi học theo nguyện vọng chỉ vì giới tính là nữ có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Vợ chồng anh trai tôi có hai con sinh đôi: Một trai, một gái. Năm nay, hai cháu đều trúng tuyển vào đại học theo diện được xét tuyển thẳng. Dù vậy, lực học của cháu gái từ lớp 1 đến lớp 12 đều giỏi hơn cháu trai. Mọi người đều bảo, tương lai cháu gái sẽ phát triển và thành đạt nếu được đầu tư học hành đầy đủ. Tuy nhiên, ý định của anh chị tôi lại muốn chỉ đầu tư cho con trai học đại học, còn con gái thì cho học nghề để nhanh đi làm, lấy chồng ổn định cuộc sống. Họ bảo, đàn ông mới cần học hành nhiều để phát triển sự nghiệp, sau này còn gánh vác gia đình. Với phụ nữ, dù học nhiều nhưng sau này về nhà chồng có thể không cần đến, vì nhiệm vụ của con gái là chăm sóc gia đình. Anh tôi còn lấy ví dụ như chị dâu tôi, trước đây tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng sau khi lấy chồng lại ở nhà nội trợ, quán xuyến gia đình, chăm sóc con cái. Cuộc sống của chị dâu vẫn hạnh phúc cho đến bây giờ. 

Đây cũng là quan điểm khiến họ kiên quyết không cho con gái đi học đại học. Trong khi, cháu gái tôi lại rất muốn học đại học để sau này có tương lai tốt hơn. Vì thế, cháu đã nhờ tôi thuyết phục bố mẹ để được đi học. Tôi cũng đã nói chuyện với anh chị nhưng họ vẫn giữ quan điểm chỉ có con trai mới cần đầu tư học lên cao. Tôi muốn hỏi, việc bố mẹ không cho con gái đi học theo nguyện vọng chỉ vì giới tính là nữ có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Lê Thị Xuân (Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội)

Luật Bình đẳng giới quy định, nam nữ không bị phân biệt đối xử về giới trong tất cả lĩnh vực trong cuộc sống. Về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Luật quy định nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Trong gia đình, con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. 

Chiếu theo quy định trên, việc vợ chồng anh trai bạn phân biệt đối xử con trai và con gái trong vấn đề học tập, lựa chọn nghề nghiệp theo nguyện vọng là đã vi phạm pháp luật, và sẽ bị xử lý theo quy định xử phạt trong lĩnh vực bình đẳng giới. Cụ thể căn cứ vào Điều 9, Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới, thì các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến giáo dục, đào tạo sẽ bị xử phạt như sau: 

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục hoặc không cho người khác tới trường, học tập nâng cao hiểu biết vì lý do giới tính.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc hoặc cản trở người khác lựa chọn môn học, ngành, nghề học tập, đào tạo vì lý do giới tính.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận động, ép buộc người khác nghỉ học vì lý do giới tính.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Vận động, ép buộc có tổ chức nhiều người nghỉ học vì lý do giới tính; từ chối tuyển sinh đối với người có đủ điều kiện vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quy định tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh khác nhau giữa nam và nữ.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tổ chức giáo dục hướng nghiệp, biên soạn, phổ biến sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; buộc sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định về tuổi đào tạo, tuổi tuyển sinh có sự phân biệt đối xử về giới đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này...buộc sửa đổi, thay thế hoặc đính chính sách giáo khoa, giáo trình, chương trình giảng dạy có nội dung định kiến giới. Nếu không sửa đổi, thay thế hoặc đính chính thì buộc phải tiêu hủy các tài liệu có nội dung định kiến giới đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 6 Điều này.


 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.