Nếp nhà phố cổ Hà Thành

Chia sẻ

PNTĐ-Hà Nội 36 phố phường giờ đã đông đúc hơn xưa. Nhưng, cái ồn ã ngược xuôi, sự gò bó chật hẹp phố cổ… không thể làm lung lay “nếp nhà” của những con người Hà Nội lịch lãm...

 
Gìn giữ nét xưa
 
Căn nhà của ông Mai Dưỡng và bà Đào Thị Thuận chỉ rộng chừng 20m2, đồ đạc xưa cũ nhưng lúc nào cũng ngăn nắp, tinh tươm. “Hai ông bà đã quen sống vậy rồi, không phô trương, chẳng cần bận tâm ai hơn mình để mà đua chen” - một người hàng xóm của nhà ông bà cho biết. Bà Thuận năm nay đã 80 tuổi, sinh ra ở phố cổ Bát Sứ, lớn lên ở phố Hàng Gà và lấy chồng ở phố Nguyễn Siêu. “Cả cuộc đời, tôi chỉ gắn bó với phố cổ, thuộc tới từng đường ngang ngõ tắt” - bà Thuận kể - bây giờ, nếu rủ tôi vào khu phố mới, chỉ cần đến đoạn Kim Mã thôi là tôi bị lạc ngay”.
 
Nếp nhà phố cổ Hà Thành - ảnh 1
Vợ chồng ông bà Dưỡng-Thuận
 
Có lẽ vì thế mà bà Thuận tự nhận mình là người “muôn năm cũ”. Trải qua thời gian, phong thái, nếp nghĩ, đường ăn nói, cách sinh hoạt của người Hà Nội xưa không những không mất đi mà càng “ngấm” sâu vào con người bà. “Từ lúc 3 tuổi, mẹ đã cho tôi mặc áo dài. Nhà tôi ở ngay mặt đường, nhưng chỉ cần ra khỏi cửa, dù chỉ nửa bước thôi là tôi phải thay áo dài tươm tất.  Bây giờ, già rồi tôi vẫn có thói quen đi may quần áo. Không phải vì mình chạy theo mốt mà áo may sẵn thường trễ cổ, sát nách trong khi đông cũng như hè, tôi chỉ quen bận quần dài, áo có tay”.
 
Con ngõ 19 phố Nguyễn Siêu xưa là khu biệt thự, nay trở thành không gian sinh sống của 15 hộ dân với năm bảy chục người, trong đó có gia đình ông bà Dưỡng - Thuận. Không chọn cách “đóng cửa” nhà để tìm lấy bình yên, ông bà chủ động sống hòa đồng với mọi người, câu chào luôn đi trước. “Chúng tôi tâm niệm bán anh em xa mua láng giềng gần. Người Hà Nội trọng tình cảm, kỵ cãi cọ, tranh giành” - ông Dưỡng tâm sự.
 
Có lần, các con ông bà đề xuất hay là bán căn nhà ở phố cổ rồi mua lấy căn nhà chung cư mới để cả nhà ở cho rộng rãi. Nhưng ông Dưỡng và bà Thuận không đồng ý vì họ đã quen với từng nhịp thở của phố cổ rồi, xa là cồn cào không chịu nổi.

Cha mẹ để phúc cho con
 
Địa chỉ 13 Hàng Ngang từng là tiệm vải Phát Đạt nổi tiếng một thời của Hà Nội xưa mà cụ Nguyễn Như Mậu đã dày công gây dựng. Bây giờ, hiệu vải không còn, nhưng nơi đây vẫn là mái ấm của các con, cháu cụ Mậu. Ông Nguyễn Như Tiến, năm nay đã ngoài 70 tuổi, con trai thứ của cụ Mậu nhớ lại: “Mẹ tôi “lạ” lắm, bà bảo chỉ để lại một phần tài sản cho con, còn lại bà ủng hộ kháng chiến, làm từ thiện. Mẹ để chúng tôi tự nỗ lực để lập nghiệp”. Cụ Mậu sinh ra trong thời phong kiến, nhưng tư tưởng lại rất tiến bộ. Cụ cho 5 người con trai, con gái được tự chọn hướng vào đời. 5 người con của cụ có 3 người theo nghiệp dạy học, 1 người làm nhà nước, còn ông Tiến thì trở thành nghệ sĩ đàn violon. Mẹ ông đầu tư cho ông theo học đàn từ năm mới hơn 10 tuổi. Trong tư duy của bà, âm nhạc sẽ giúp  các con sống thanh lịch hơn.
 
Nếp nhà phố cổ Hà Thành - ảnh 2
Bà Chức đang sửa soạn ban thờ đón Tết
 
Sau này, ông Tiến đã mang nếp sinh hoạt của người Hà Nội xưa để bảo tồn trong chính gia đình nhỏ của mình. “Mẹ tôi bảo, kể cả có tiền trong túi nhưng người Hà Nội cũng không tiêu hoang, cái gì cần mới mua, mà mua cũng chỉ vừa đủ”. Cũng là con gái Hà Nội, sinh ra ở làng hoa Ngọc Hà, khi về làm dâu, bà Phạm Thị Chức - vợ ông Tiến đã học được rất nhiều ở mẹ chồng từ nết siêng làm, cởi mở, thương người. Để nếp nhà không xô lệch, hai ông bà Tiến - Chức nhắc nhau sống tốt để làm gương cho con. Vợ chồng có gì không bằng lòng thì vào phòng riêng nhẹ nhàng nhắc nhau chứ không “tiếng bấc ném đi, tiếng chì ném lại”.
 
Ông Tiến vui nhất là cả 4 người con của ông bà hiện đều trưởng thành nhưng quan trọng  nhất là học được nếp sống nhường nhịn. Ông bà tâm niệm cho con chữ và tình yêu thương chứ không cho con tiền. Dù muốn theo nghiệp tổ tiên hay không thì các con cũng phải hoàn thành cái chữ trước.

Trung Thu

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.