Ngày giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng năm nay

M.CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) - Rằm tháng Giêng hay còn gọi là lễ Thượng nguyên, tết Nguyên tiêu. Đây là đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới. Dân gian có câu "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của lễ Thượng nguyên. Rằm tháng Giêng 2025 (tức ngày 15/1 âm lịch) sẽ rơi vào thứ Tư, ngày 12/2 dương lịch.

Rằm tháng Giêng năm nay rơi vào giữa tuần, các gia đình không có đủ điều kiện về thời gian để chuẩn bị lễ cúng rằm đúng ngày thì có thể sắp xếp làm lễ cúng trước một vài ngày. Thực tế, có rất nhiều gia đình cúng trước rằm, từ ngày 13 - 14 Âm lịch, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12 Âm lịch.

Rằm tháng Giêng 2025 sẽ rơi vào thứ Tư ngày 12/02/2025 dương lịch, thích hợp nhất với nghi lễ cúng Rằm. Theo đó, tham khảo khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 trong ngày này như sau:

- Cúng vào giờ Quý Mão (từ 5h-7h);

- Cúng vào giờ Bính Ngọ (từ 11h-13h);

- Cúng vào giờ Mậu Thân (từ 15h-17h);

- Cúng vào giờ Kỷ Dậu (từ 17h-19h).

Nếu không thể cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch thì cũng có thể cúng vào ngày 14 tháng Giêng (thứ Ba ngày 11/02/2025 dương lịch) với khung giờ đẹp như sau:

- Nhâm Thìn (7h-9h);

- Giáp Ngọ (11h-13h);

- Ất Mùi (13h-15h);

- Mậu Tuất (19h-21h).

Cúng rằm tháng Giêng ở nhà hay ở chùa đều được, nếu sắp xếp được thời gian, gia chủ có thể tiến hành cúng cả hai nơi.

Ngày giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng năm nay - ảnh 1
Mâm cúng rằm tháng Giêng được chuẩn bị chu đáo để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong bình an, may mắn.

Về mâm lễ sẽ tùy vào phong tục từng nơi cũng như điều kiện kinh tế gia đình sẽ khác nhau. Đôi khi, lễ vật chỉ mang tính tượng trưng, không cần quá cầu kỳ, xa xỉ, quan trọng là thể hiện tấm lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên và tâm thiện, hướng về Phật, Thánh, thần linh. Khi làm lễ ở chùa, gia chủ chuẩn bị lễ chay dâng Phật, Thánh, mục đích vẫn là cầu mong sức khỏe, bình an, gia đình hòa thuận, yên ấm. Gia chủ ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh để thực hiện lễ cúng.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.