Ngộ nhận và giác ngộ về nuôi con bằng sữa mẹ

Chia sẻ

ĐSGĐ-Nhiều người tin rằng sữa bột cho trẻ là sự tiến bộ của khoa học. Họ cũng tin rằng sữa bột của các nước tiên tiến còn tốt hơn cả sữa mẹ...Tuy nhiên, niềm tin đó là ngộ nhận.

 
Cần ăn móng giò để lợi sữa, chỉ khi mẹ có sức khỏe hoàn hảo thì sữa mẹ mới tốt, sữa công thức là sự tiến bộ của khoa học, sữa càng đắt tiền thì càng tốt, tráng ruột bé sơ sinh bằng sữa mẹ hay sữa công thức đều có tác dụng như nhau… là những ngộ nhận sai lầm hiện nay của đa số bà mẹ trẻ. Điều này khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ bị hạn chế, mang lại không ít thiệt thòi cho trẻ.
 
Đây là những nghiên cứu khoa học được thạc sĩ Lê Nhất Phương Hồng, chuyên gia Betibuti, người sáng lập ra trang FB “Betibuti” và cộng đồng Hội sữa mẹ bé. Bà Hồng và cộng sự của mình đã giúp phát triển phong trào nuôi con sữa mẹ tại Việt Nam.
 
Ngộ nhận và giác ngộ về nuôi con bằng sữa mẹ - ảnh 1
Thạc sĩ Lê Nhất Phương Hồng
 
Móng giò không lợi sữa
 
Quan niệm sau khi sinh con thì các mẹ trẻ phải ăn cháo móng giò để lợi sữa; đặc biệt các bà mẹ ít sữa thì càng phải ăn nhiều móng giò này đã trở thành một “kinh nghiệm dân gian”.  Tuy nhiên đây là một ngộ nhận sai, bởi móng giò tốt nhưng không lợi sữa như chúng ta vẫn nghĩ. Không những thế, mỡ động vật còn là nguyên nhân gây tắc tia sữa và giảm sữa nếu ăn mãi một món mỗi cữ, mỗi ngày. Khoảng 72 giờ sau khi sinh, cơ chế sản xuất sữa mẹ bước vào giai đoạn thứ hai, cũng là chuyển từ sữa non – sữa vàng đầu tiên sang sữa già. Một trong những đặc điểm của thời điểm này là sự thay đổi lớn về “lượng sữa” và “loại sữa”, được gọi là “sữa về” nhờ sự chuyển đổi hormone trong cơ thế mẹ. Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên khiến cho việc mọi người nhầm tưởng “sữa về” là do ăn móng giò. Do đó ngày càng có nhiều người khuyên, người ăn và càng “tôn sùng” món này.
 
Sau món móng giò heo là móng dê, móng chó, móng bò… cũng được đưa vào danh sách “món ăn lợi sữa” cho bà đẻ. Thế nhưng bản chất thật sự của vấn đề là mẹ sau sinh không cần chân-cẳng-giò-móng của một loại động vật bốn chân mới có thể tạo đủ sữa cho con.
 
Sữa công thức không thể thay thế được sữa mẹ
 
Nhiều người tin rằng sữa bột cho trẻ em là sự tiến bộ của khoa học. Họ cũng tin rằng sữa bột cho trẻ em của các nước tiên tiến còn tốt hơn cả sữa mẹ. Nhiều người mẹ không tự tin về chất lượng sữa của họ và nghĩ rằng nếu không cho con bú sữa bột trẻ em đắt tiền hoặc không cho bú sữa bột phối hợp với sữa mẹ thì con không đủ dinh dưỡng.
 
Tuy nhiên, niềm tin đó là ngộ nhận. Bởi sữa công thức cho dù cố gắng hết sức vẫn không thay thế được sữa mẹ. Vì sữa bột chỉ cung cấp được một số thành phần dinh dưỡng chính gần như sữa mẹ. Nói cách khác sữa mẹ chỉ là một loại thực phẩm. Trong khi đó sữa mẹ là một dạng dưỡng chất sống phức hợp, chứa kháng thể, các loại men, các a xít béo dài DHA và hormone mà phần nhiều không có trong sữa bột trẻ em. Thêm vào đó, trong những tháng đầu hệ tiêu hóa của trẻ khó hấp thụ được những thứ khác ngoài sữa mẹ. Thậm chí chỉ cần một cữ bú bằng sữa bột cho trẻ em hoặc các thức ăn khác cũng có thể làm tổn thương hệ tiêu hóa của trẻ mà phải cần nhiều tuần để phục hồi. Đó là chưa kể nuôi con bằng sữa bột vừa tốn kém, vừa tăng nguy cơ tử vong và các bệnh khác.
 
Vậy câu hỏi đặt ra khi chúng ta nhấn mạnh tác hại của sữa bột thì giải pháp nào cho 2% bà mẹ thật sự không đủ sữa hay tạm thời không đủ sữa cho con, hoặc những bé có hoàn cảnh đặc biệt trong cộng đồng? Giải pháp là “ngân hàng sữa mẹ”, tức là nguồn sữa từ mẹ khác để nuôi trẻ trong các cơ sở y tế, sản nhi và trong cộng đồng. Khi mô hình “Ngân hàng sữa mẹ” trong cộng đồng và trong các cơ sở y tế được nhân rộng thì việc tìm nguồn sữa mẹ khác cho các em bé trong hoàn cảnh đặc biệt sẽ không quá khó khăn.
 
Sữa mẹ là hoàn hảo trong hầu hết mọi tình huống ngay cả khi mẹ ốm
 
Lâu nay không ít người ngộ nhận rằng sữa mẹ chỉ thật sự tốt khi mẹ mạnh khỏe hoàn toàn. Nếu mẹ ốm yếu mang bệnh trong người cho con bú thì truyền bệnh cho con. Vì thế nhiều người mẹ khi có vấn đề về sức khỏe đã tự ti về khả năng nuôi con của mình. Họ cho rằng sữa mình còn kém hơn cả sữa bột. Thậm chí mẹ còn có suy nghĩ “cho con bú càng hại con thêm”. Tại Việt nam, bà mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B hay nhiễm HIV hầu như không dám cho con bú vì sợ lây truyền sang con. Đây cũng là ngộ nhận mà khoa học ngày nay đã chứng minh theo hướng ngược lại.
Bản chất thật của vấn đề này là: Sữa mẹ hoàn hảo trong hầu hết mọi tình huống đời thường và ngay cả khi mẹ sốm.
 
Về chất lượng sữa mẹ, chỉ mẹ suy dinh dưỡng trầm trọng và lâu dài thì sữa mẹ mới không đủ chất. Theo thông tin trong chương trình thực hành và vận động nuôi con sữa mẹ của Liên minh hành động vì nuôi con sữa mẹ thế giới cho thấy: Không có bằng chứng khoa học nào chứng tỏ chất lượng của sữa mẹ thay đổi dưới nhu cầu phát triển của con, dù cho bà mẹ ăn uống khiêm tốn tối thiểu và có sức khỏe trung bình. Sữa mẹ sử dụng dưỡng chất từ chế độ dinh dưỡng và kho dữ trữ chất trong cơ thể mẹ. Do đó sữa mẹ có khả năng tự cân đối từ kho dự trữ đó.  Khi mẹ đói tạm thời chưa kịp ăn hay mắc các bệnh thông thường, chất lượng sữa mẹ cũng không thay đổi. Trong trường hợp mẹ bị mắc những bệnh nan y, sức khỏe của mẹ có thể bị giảm sút. Khi đó người mẹ cân nhắc có nên tiếp tục cho con bú mẹ hay không xét theo sức khỏe của mẹ chứ không phải về chất lượng sữa của con.
 
Tráng ruột sơ sinh bằng sữa công thức dẫn đến hiện tượng “hở ruột” ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
 
Ngộ nhận sai lầm của chúng ta khi cho rằng tráng ruột trẻ sơ sinh bằng sữa mẹ hay sữa công thức đều có tác dụng như nhau. Bởi sữa vàng đầu đời (sữa non) hay sữa sản xuất trong ba ngày đầu tiên sau khi sinh có chứa một tỷ lệ cao các yếu tố miễn dịch. Cho bú bất kỳ dung dịch nào không phải sữa mẹ sẽ làm cản trở cơ hội cho bé được bú mẹ hoàn toàn trong lúc này. Nó cũng làm giảm bớt những lợi ích miễn dịch trẻ sơ sinh nhận được, do đó làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng. Ngoài ra tráng ruột sơ sinh bằng dung dịch khác sữa còn có thể là một trong những nguyên nhân gât bệnh trực tiếp khi trẻ sơ sinh tiếp nhận mầm bệnh từ dung dịch, dụng cụ, tay người cho ăn…
 
“68 ngộ nhận và giác ngộ nuôi con sữa mẹ sai và khó, đúng và dễ” 
 
Là cuốn sách dày công của thạc sỹ Lê Nhất Phương Hồng, một chuyên gia tâm huyết với phương trào nuôi con sữa mẹ (NXB Phụ nữ). Cuốn sách không chỉ cung cấp những kiến thức đúng, rõ hơn về những lợi ích của sữa mẹ mà còn xóa đi những ngộ nhận sai lầm lâu nay trong vấn đề này. Song song với 68 ngộ nhận là 68 giác ngộ không chỉ dành cho các bà mẹ trẻ đang nuôi con nhỏ mà còn giúp các thành viên trong gia đình – những người liên quan đến việc chăm sóc bà mẹ và trẻ nhỏ sau sinh. Những ngộ nhận sai như: mẹ gầy cho con bú nhiều hao sức không tốt cho sức khỏe của mẹ; cho con bú mẹ sẽ làm “hư ngực” của mẹ; mẹ không được vận động mạnh khi mới sinh và đang cho con bú; mẹ đang cho con bú không được tiêm chủng; không được cho con bú khi mẹ bị HIV, cho con bú mẹ sẽ khiến mẹ lây truyền HIV sang con… Những giác ngộ đúng: Mẹ có thai vẫn nuôi trẻ bú, bé bú mẹ buổi đêm không sâu răng và nên được duy trì càng lâu càng tốt; không có sữa mẹ nóng sữa mẹ mát, trẻ con phát triển cân nặng chiều cao khác nhau là do nhiều yêu tố; sữa mẹ trữ đông, rã đông hâm nóng là lựa chọn tốt thứ nhì; thuốc và thảo dược lợi sữa không phải là “cứu cánh” của sữa mẹ…
 
Ngộ nhận và giác ngộ về nuôi con bằng sữa mẹ - ảnh 2
 
Tác giả Lê Nhất Phương Hồng là người sáng lập chuyên trang kiến thức nuôi con sữa mẹ Betibuti, sáng lập Hội Sữa Mẹ (2013), có chứng chỉ chuyên gia Tư vấn Nuôi Con Sữa mẹ (Breast-Ed Courses 2013) của Viện Sữa Mẹ Quốc tế; chứng chỉ: Thực hành và Vận động Nuôi con Sữa mẹ - của Liên minh Hành Động vì Nuôi con Sữa mẹ Thế giới, chứng chỉ  Lập chương trình Nuôi dưỡng Trẻ Sơ Sinh và Trẻ nhỏ…
 
    Thu Hà (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.