Người thân khai báo giả để xét nghiệm Covid-19 có vi phạm pháp luật?

Chia sẻ

Vừa qua, gia đình tôi đi du lịch Đà Nẵng về và đã thực hiện khai báo y tế đầy đủ, lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Một số người thân của tôi không đi du lịch Đà Nẵng nhưng do lo sợ lây nhiễm nên muốn khai báo giả là có đi du lịch ở vùng dịch để được xét nghiệm Covid-19 cho an toàn.

Hỏi:

Vừa qua, gia đình tôi đi du lịch Đà Nẵng về và đã thực hiện khai báo y tế đầy đủ, lấy mẫu xét nghiệm nhanh. Một số người thân của tôi không đi du lịch Đà Nẵng nhưng do lo sợ lây nhiễm nên muốn khai báo giả là có đi du lịch ở vùng dịch để được xét nghiệm Covid-19 cho an toàn. Tôi muốn hỏi Quý báo, việc người thân của tôi khai báo giả để xét nghiệm có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào? Trong trường hợp có đi từ vùng dịch về mà không khai báo thì sẽ bị xử phạt thế nào?

Minhninh@gmail.com

Trả lời:

Hiện nay, người dân có tâm lý lo sợ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Đà Nẵng. Việc khai báo y tế đối với những người đi từ vùng dịch về rất là cần thiết để cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm và theo dõi, ngăn ngừa nguồn lây bệnh ra cộng đồng, bảo vệ sức khỏe cho người bị nhiễm. Tuy nhiên, người thân của bạn không nên vì lo lắng, muốn đảm bảo an toàn cho bản thân mà cung cấp thông tin giả cho cơ quan chức năng. Điều này sẽ khiến thông tin bị nhiễu loạn, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc sàng lọc nguồn lây nhiễm.

Việc khai báo y tế đối với người đi từ vùng dịch về là cần thiết.Việc khai báo y tế đối với người đi từ vùng dịch về là cần thiết.

Với hành vi cung cấp thông tin giả để được xét nghiệm Covid-19 là vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, theo khoản b, Điều 5 vi phạm quy định về trật tự công cộng, hành vi báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.

Trường hợp người đi từ vùng dịch Covid-19 về có nguy cơ lây nhiễm nhưng lại không khai báo y tế với cơ quan chức năng sẽ bị xử lý theo Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi gian dối này nếu gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 thì sẽ bị truy cứu hình sự theo Điều 240 tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”.

Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a) Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

b) Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế; b)Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm: a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; b) Làm chết hai người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

BÁO PNTĐ

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.