Nhà mình trong những ngày cách ly

Chia sẻ

Dịch bệnh bất ngờ bùng phát và ập xuống nhà mình khi bất ngờ trở thành F1 của một ca nhiễm Covid-19.

Nhà mình trong những ngày cách ly - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Thay vì náo nức chuẩn bị đón Tết thì nhà mình lại sửa soạn hành lý vào khu cách ly tập trung. Và thế là cả nhà trải qua một cái Tết đặc biệt, không có sự đoàn tụ sum họp cùng ông bà nội, ngoại như mọi năm.

Cuộc họp khẩn trước khi cả nhà lên đường đi cách ly diễn ra. Dù không mong muốn nhưng hai vợ chồng cũng phải nói tới một số tình huống có thể xảy ra với cả nhà để các con chuẩn bị tinh thần trước, rằng: Nếu trong số chúng ta, có ai đó không may bị nhiễm bệnh, các con phải bình tĩnh thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ và đội ngũ y tế khi không có bố mẹ và người thân ở bên cạnh. Trong quá trình chữa bệnh phải thật kiên cường, dũng cảm, vì ở bên ngoài, bố mẹ, các anh chị em và mọi người luôn động viên và đón chờ…

Rồi, cả nhà mình cùng nhau "phổ cập" nhanh những kiến thức, kỹ năng "tự chiến đấu" khi phải tách khỏi người thân trong tình huống xấu. Tim hai vợ chồng thắt lại khi nhìn hai đứa con nhỏ chăm chú lắng nghe những điều không mong muốn mà bố mẹ đang nói. Hơn lúc nào hết, chúng mình hiểu rõ rằng trong cuộc chiến khắc nghiệt này, bố mẹ hoàn toàn bất lực đứng ngoài nếu chẳng may điều không may đến với các con.

Và rồi, cả nhà mình đã cùng nhau trải qua những ngày đầu năm mới trong tâm trạng thấp thỏm lo lắng mỗi ngày, cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính lần 1, lần 2 được báo về. Điều đó có nghĩa chúng ta vẫn được ở bên nhau.

Những ngày cách ly, sống trong tâm thế đối diện với hiểm nguy, chia xa, cả nhà chợt nhận ra những giá trị tình thân gia đình đáng quý hơn bao giờ hết. Những đêm dài thức trắng trong khu cách ly nhìn vợ con ngủ chập chờn, chồng hiểu ra vai trò của mình trong gia đình hơn. Là sự che chở, bao bọc, là bờ vai vững chãi để vợ con được vững tâm trong cuộc sống, những việc này, chồng vẫn còn có thiếu sót bởi mải mê sự nghiệp, mải mê với những thú vui cá nhân bên ngoài xã hội. Người phụ nữ của gia đình suốt ngày cam chịu, hi sinh như vợ cũng thấy mình cần phải sống khác đi, biết yêu thương bản thân mình nhiều hơn thì mới có thể mang lại hạnh phúc cho chồng con.

Khoảng thời gian bên con cả ngày lẫn đêm trong khu cách ly ấy lại chính là thời khắc vợ chồng trở thành những người bạn của con, nghe con tâm sự, kể về mơ ước, về cảm nhận mọi điều trong cuộc sống. Cả hai bỗng thấy mình là bố mẹ tồi lâu nay, bởi chưa thật sự lắng nghe để hiểu rõ con muốn gì, yêu gì, ghét gì? Hóa ra những điều các con cần không phải là những thứ chúng ta đang cố gắng lao tâm khổ tứ mỗi ngày để quy ra vật chất mang về cho chúng. Điều các con mong muốn đôi khi lại là những giây phút chơi cờ, nói chuyện phiếm cùng bố mẹ.

Những đứa trẻ mà chúng ta nghĩ chúng quá bé bỏng thơ ngây ấy, bỗng "trưởng thành" trong những giây phút khó khăn, đối diện với những hiểm nguy vô hình.

Những ngày tháng cách ly đầy thử thách ấy thật sự giúp nhà mình hiểu rõ và xích lại gần nhau hơn. Một sự thay đổi đã được các thành viên ngầm định sẽ thực hiện sau khi bình an trở về nhà. Nhất định những ngày tháng sau này, nhà mình sẽ chỉ có niềm vui và những nụ cười trên gương mặt mỗi người. Bởi ai cũng muốn mang lại thật nhiều yêu thương đến với người thân của mình. Vậy là mùa xuân vẫn còn ở lại khi cả nhà bình yên trở về.

NGUYỄN BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.