Những người mẹ “siêu nhân”

Chia sẻ

PNTĐ-Để chăm sóc những em bé bại não, khiếm khuyết về trí tuệ, những người mẹ ấy đã phải nỗ lực, cố gắng như những “siêu nhân” thực sự.

 
Đến giờ, chị Lê Thị Trang (sinh năm 1991, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn không khỏi bàng hoàng khi nhớ lại cái ngày đầu tiên phát hiện con bị tổn thương não. Năm 2016, Sóc chào đời bụ bẫm, khỏe mạnh, nhưng đến 44 ngày tuổi thì bỗng nhiên, chị thấy con khóc ngặt nghẽo không dứt. Vợ chồng chị vội vàng đưa con đi khám, bác sỹ chẩn đoán, Sóc bị xuất huyết não, phải mổ gấp. 
 
Bé Sóc mổ ở bán cầu não trái nên nửa người bên phải bị teo lại. Chị buộc phải nén nỗi đau để làm chỗ dựa vững chắc nhất cho con. Đến nay, đã gần 5 tuổi, Sóc mới biết ngồi và bắt đầu tập bò. Suốt quá trình ấy, ngày nào chị cũng trò chuyện cùng con. Buổi tối trước khi đi ngủ, chị kể chuyện cho con nghe, dù suốt gần 5 năm qua, con trai chị vẫn không hiểu những lời mẹ nói. 
 
Nhưng điều chị đau khổ nhất, là bé Sóc bị động kinh. Có khi con đang tắm, đang ăn, đang ngồi chơi… bất chợt cơn động kinh xảy ra. Có lần, bé Sóc tập lẫy, bị động kinh, răng vập vào môi, máu chảy đầm đìa. Hay, có lúc con đang ngồi trên ghế thì lên cơn co giật ngã đập đầu xuống đất… “Tôi không dám ốm, bởi nếu ốm, sẽ không ai chăm sóc tốt nhất cho con. Tôi cũng không còn thói quen đi chơi hay du lịch ở đâu bởi tôi sợ những câu hỏi của mọi người khiến tim tôi thắt lại. Người ta ao ước con học giỏi, thành thiên tài, còn tôi chỉ ao ước con bình thường” - chị Trang nghẹn ngào. 
 
Những người mẹ “siêu nhân” - ảnh 1
Các mẹ “siêu nhân” cùng nhau gặp gỡ, chia sẻ 

 
Một mẹ “siêu nhân” bản lĩnh khác là chị Đinh Thị Lan Anh, (SN 1980, Hà Đông, Hà Nội). Hơn 10 năm chạy chữa vô sinh, vợ chồng chị vui mừng đón đứa con đầu tiên chào đời. Thế nhưng, Kẹo lại yếu ớt, không thể ngóc đầu dậy, không có cảm giác nghe, không có phản xạ bú hoặc đòi bú. Đi khám, bác sỹ nói con chị bị bệnh tổn thương não.
 
Sau cú sốc, chị tham gia lớp diện chẩn, sau đó học bấm huyệt bàn chân, cột sống để chăm sóc, trị liệu cho con. Một ngày, chị dành hầu như toàn bộ thời gian cho con. Buổi sáng, xoa bóp bấm huyệt cho con khoảng 30 phút, chiều về chị lại bấm huyệt khoảng 45 phút.
 
Đêm đến, khi con đã đi ngủ, chị lại ngồi trị liệu tích hợp cho con gồm 6 bài khoảng 3 tiếng. Việc trị liệu được tiến hành bất cứ lúc nào có thể: lúc đón con về, khi đưa con đi chơi… Chị mua các loại lá để nấu nước tắm cho con để kích thích khứu giác, mua bồn sục về sục nước tắm để con tăng cảm giác trên da.
 
Khi bế con xuống công viên chơi, khi các bé khác tự chạy nhảy thì chị phải bế con đến tận mọi nơi để chỉ cho con biết, cho con sờ… Vợ chồng chị còn cho con đi du lịch để con nhìn ngắm thế giới xung quanh dù chị biết, sự cảm nhận của con có lẽ vô cùng thấp. 
 
Nhờ những trị liệu thường xuyên kiên trì của mẹ, bé Kẹo đã tiến triển khá hơn những bạn cùng thể bại não khác. Tròn 7 tháng, Kẹo biết lẫy, 2 tuổi nói được từ “mẹ”. “Khi nghe con nói từ đầu tiên, người tôi đông cứng lại. Tôi cấu vào tay xem có phải là đang mơ không? Mấy hôm sau, con lại nói thêm “mẹ” nữa. Đến giờ, con đã 2,5 tuổi, mới biết bò và vẫn chỉ nói được từ “mẹ” nhưng với tôi, đó là điều hạnh phúc nhất trên đời, bởi có lúc tôi nghĩ sẽ không bao giờ được nghe con gọi từ mẹ” - chị Lan Anh nói.
 
Mỗi lần cho con đi điều trị, chị cũng chứng kiến những gia đình khốn khó́ với hơn hai bé bị tổn thương não. Chị đau lòng trước những em bé mãi không bao giờ lớn, cô đơn nơi góc nhà. Chị chia sẻ với các ông bố bà mẹ đã bá́n xới tất cả, bồng bế nhau đi ở trọ để chữa bệnh cho con, chỉ cần là một tia hi vọng. Vì vậy, chị và một số cha mẹ đã tâm huyết lập ra “Hội Thiện nguyện Gia đình Siêu nhân” vào tháng 10/2018.
 
Hiện nay, Hội có gần 500 thành viên hoạt động trên địa bàn cả nước. Các mẹ “siêu nhân” bước ra từ facebook, cùng nhau giúp đỡ và động viên lẫn nhau. Các chị còn kết nối những địa chỉ khám miễn phí cho các bé, hỗ trợ các mẹ khó khăn tìm việc làm, thực hiện chương trình “bảo trợ gia đình siêu nhân” cho hơn 20 gia đình với mức hỗ trợ 500.000 đồng/tháng, quyên góp quần áo cũ, đồ dùng trị liệu cũ để tặng lại mẹ “siêu nhân” nào có nhu cầu.
 
Chị Lan Anh chia sẻ: “Tôi sẽ làm việc này đến khi nào còn có thể, bởi dù tiến triển của các con rất chậm, nhưng với bố mẹ, đó là sự nỗ lực cố gắng và vượt lên số phận để giúp con mình có được một cuộc sống tốt đẹp nhất”.
 
 
Hồng Nhung 

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.