Những sai lầm chết người về khả năng làm cha của đàn ông

Chia sẻ

Các bác sĩ nam khoa, sản khoa đã cho biết rằng tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở các đôi vợ chồng có nhiều nguyên nhân, 40% nguyên nhân từ phía người vợ, 40% nguyên nhân ở phía người chồng, số còn là không xác định nguyên nhân hoặc tại cả hai. Nhưng nhiều người vẫn đinh ninh rằng đàn ông đã “làm được chuyện kia” là có khả năng làm cha.

Khả năng quan hệ tình dục không quyết định một người đàn ông có khả năng làm cha hay không. Nhiều người đàn ông trông “dặt dẹo”, dáng loẻo khoẻo, đi lại với vợ thì “quả cắc, quả tùng”, vậy mà vợ anh ta cứ đẻ sòn sòn, đến mức phải "hãm lại" kẻo vỡ kế hoạch.

Ngược lại, có anh cao lớn, thân hình vạm vỡ, tập thể thao, nhu cầu tình dục khá lớn, vợ chồng hầu như đi lại với nhau hàng ngày, vậy mà người chồng vẫn mãi không có diễm phúc làm cha.

Những sai lầm chết người về khả năng làm cha của đàn ông - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Sự thật, khả năng làm cha của người đàn ông phụ thuộc vào số lượng và chất lượng tinh trùng mà anh ta xuất ra mỗi khi quan hệ với vợ. Tinh trùng là những tế bào sinh dục nam, mắt thường không nhìn thấy, chúng có trong tinh dịch. Nhiều người thấy chồng mình xuất tinh nhiều, cứ tưởng đấy là tinh trùng. Đem tinh dịch này đi soi, tức là làm xét nghiệm tinh dịch đồ, mới thấy “toàn nước mà không có cái”. Vậy thì lấy gì mà thụ thai?

Vì vậy, chỉ có một cách duy nhất để xác định người đàn ông có thể sinh con hay không là đến các cơ sở y tế đủ uy tín để làm xét nghiệm tinh dịch. Mọi việc, từ nhìn dáng vẻ bề ngoài, hay dựa vào khả năng quan hệ tình dục mà suy đoán, đều là sai.

Nguyên nhân khiến người đàn ông có tinh trùng thiếu và yếu cũng rất đa dạng. Có người yếu bẩm sinh. Có người bị viêm tinh hoàn hay biến chứng từ bệnh quai bị ở thời kì trước và trong dậy thì. Có người tinh hoàn bị tổn thương do va đập, ngã dập. Cũng có những trường hợp người đàn ông làm lâu năm trong những môi trường nhiễm từ, nhiễm độc, môi trường nóng quá, khiến tinh hoàn sản xuất không đủ tinh trùng hoặc có cũng là những tinh trùng khiếm khuyết.

Những sai lầm chết người về khả năng làm cha của đàn ông - ảnh 2 (Ảnh: minh họa)

Trong hệ thống sinh sản của đàn ông, ngoài dương vật và hai tinh hoàn, thì còn có hệ thống ống dẫn khá phức tạp. Nếu vì lý do nào đó như viêm nhiễm, một đoạn nào đó của đường ống dẫn tin bị hẹp, tắc, thì dù tinh hoàn có sản xuất được tinh trùng, nó cũng khó có thể xuất ra ngoài khi vợ chồng giao hợp.

Có trường hợp người đàn ông mắc chứng xuất tinh ngược, tức là khi đạt khoái cảm tình dục, thay vì tinh dịch được xuất vào trong cơ thể của chị em phụ nữ, nó lại bị xuất ngược vào bàng quang của người đàn ông, mà cả hai không hề biết. Chỉ đến khi đi khám, bác sĩ mới phát hiện trong bọng đái, trong nước tiểu của ngược đàn ông có lẫn dấu vết tinh dịch, người ta mới biết anh ấy mắc chứng xuất tinh ngược.

Ở nước ngoài, trước khi kết hôn, cả hai vợ chồng đều đi khám nam khoa, sản phụ khoa để biết chắc khả năng sinh sản của mình. Nếu vì một lý do nào đó họ khó có con mà vẫn quyết tâm lấy nhau, các bác sĩ sẽ tư vấn hướng hỗ trợ sinh sản. Còn ở Việt Nam, nói đến đi khám nam khoa, nhiều anh đàn ông giẫy lên như “đỉa phải vôi”, cho rằng điều đó không cần thiết.

Hãy nhớ, bộ phận sinh dục cũng chỉ là một trong những bộ phận của cơ thể như cái tay, cái chân, chúng cũng có thể có những khiếm khuyết, dị tật, dị dạng cần can thiệp.

Bên cạnh tình yêu thương, khát khao gắn bó, mong muốn trở thành vợ, thành chồng, các bạn nam nữ thanh niên, nhất là chị em phụ nữ, hãy trang bị cho mình những kiến thức về sức khoẻ sinh sản để tránh trở thành nạn nhân của bạo lực, ngược đãi do lấy nhau mãi mà không có con.

                                                                                                                             DUY BÌNH

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.