Nỗi khổ chồng lười

Chia sẻ

PNTĐ-Dưới đây là hai trong rất nhiều câu chuyện của những người vợ đang mệt mỏi, thậm chí là chán nản muốn giải thoát khỏi những anh chồng lười, ham chơi.

 
Nỗi khổ chồng lười - ảnh 1
Ảnh minh họa
 
Một người vợ trẻ là phóng viên nhà đài tâm sự với chuyên gia tư vấn rằng, cô vừa quyết định bỏ chồng dù con trai còn nhỏ (4 tuổi). Cô cho biết là chồng, là cha mà anh ta chỉ nhớ mỗi việc ngủ chung giường với vợ, còn quên hết các nghĩa vụ, trách nhiệm khác trong gia đình. Suốt ngày, anh chỉ biết gắn với điện thoại di động nối mạng để  săn tin, câu like trên facebook, chơi game. Chán chê, anh la cà hết quán cà phê đến quán bia.
 
Được hỏi vì sao trước đây lại quyết định yêu và cưới anh, cô bảo vì anh có bằng đại học, việc làm ổn định, đẹp trai, bố mẹ tử tế, có cửa hàng cho thuê bán đồ nội thất. Mặt khác, anh ta cũng "giỏi tán" nên cô xiêu lòng. Ai ngờ cưới nhau về anh ta mới lộ bản chất lười biếng, ham chơi, sống không có trách nhiệm với gia đình. Cô cố gắng thế nào cũng không thể thay đổi được bản chất của anh ta.
 
Lại có một người vợ trẻ khác tìm đến trung tâm tư vấn kể về anh chồng không muốn đụng tay đụng chân làm việc nhà. Cô lên thành phố học rồi kết hôn với một chàng trai thành phố.
 
Cô ngỡ cuộc sống sang trang, ai ngờ cô gặp phải anh chồng từ trước đến nay được bố mẹ chiều chuộng "tận răng". Từ nhỏ đến lớn, ông bà dành mọi điều kiện sống tốt nhất cho cậu con trai duy nhất, và không cho con làm bất cứ việc gì trong nhà. Nếp sinh hoạt của con tùy theo nhu cầu, sở thích, không phải tuân theo quy tắc chung nào của gia đình.
 
Sau này cưới vợ, cậu vẫn không thay đổi nếp sống, thói quen ấy. Ngày nào cũng vậy, từ cơ quan về là cậu lên phòng riêng nằm dài chơi máy tính, lướt điện thoại chờ cơm vợ hoặc mẹ nấu gọi xuống ăn. Đã vậy, mẹ chồng cô còn giao hết công việc phục vụ con trai sang cho con dâu. Bản thân cô cũng phải đi làm nên công việc nhà rất cần sự chia sẻ của chồng. Nhưng dùng đủ mọi cách, cô vẫn không thể nào kéo được chồng chia sẻ công việc nhà với mình. Phần bị mẹ chồng phản đối, phần anh chồng không muốn làm, mà có làm thì cũng đụng đâu hỏng đấy khiến thời gian cô dành cho việc dọn dẹp tăng gấp đôi. Vợ chồng bất hòa, hạnh phúc bị ảnh hưởng nhiều.
 
Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều câu chuyện của những người vợ đang mệt mỏi, thậm chí là chán nản muốn giải thoát khỏi những anh chồng lười, ham chơi. Nhiều tổ ấm vì vậy mà bị lung lay theo. Chúng tôi đã chọn ra mấy chục trường hợp để phân tích và nhận thấy rằng: Có nhiều nguyên nhân sinh ra "mẫu chồng" ham chơi, lười biếng nhưng chủ yếu vẫn là giáo dục gia đình. Nhiều bậc cha mẹ quan niệm con trai phải học giỏi, kiếm nhiều tiền, lập nghiệp, sinh sống cuộc đời văn minh, hiện đại….
 
Vì thế, họ thúc ép con cái phải học thật nhiều. Việc có con học giỏi còn là niềm kiêu hãnh của cha mẹ. Và để con học giỏi, nhiều bố mẹ đầu tư, phục vụ cho con đến "tận răng" mà vô tình bỏ quên việc giáo dục về đạo đức như: lòng vị tha, hiếu thảo, trách nhiệm của người làm chồng, làm cha, làm mẹ, kỹ năng sống, ứng xử trong xã hội, trách nhiệm với cộng đồng… Họ cũng cho rằng con trai kiếm được tiền, lo kinh tế là đã hoàn thành trách nhiệm với gia đình. Việc nhà, chăm con là của vợ. Do đó, nhiều anh chồng cậy mình kiếm được tiền ứng xử kiểu “chồng chúa vợ tôi”. Khi con dâu muốn “cải tạo” chồng để chia sẻ việc nhà với vợ liền bị các bà mẹ chồng phản đối, chỉ trích. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng. Với cách giáo dục này đã "sinh ra" những anh chồng lười, ham chơi, vụng về, thiếu trách nhiệm với cuốc sống gia đình.
 
Cho nên giải pháp khắc phục cho những người vợ trẻ lấy phải "mẫu chồng" lười, ham chơi không chỉ phụ thuộc vào cách ứng xử của các cô, mà còn đòi hỏi sự đồng hành chia sẻ từ chính các bà mẹ chồng. Đây cũng là bài học cho các bậc bố mẹ trong việc nuôi dạy nên những người chồng trong tương lai. Để con có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, họ không chỉ cần dạy con phấn đấu có được công việc tốt, đảm bảo đời sống cho gia đình, mà còn phải dạy cho con trách nhiệm, nghĩa vụ phải gánh vác trong vai trò làm chồng, làm cha sau này.
 
               Lê thị Tuý
(Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc)

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.