Tâm Giao trò chuyện:

Ở rể: Nên hay không?

TÂM GIAO
Chia sẻ

(PNTĐ) -Vợ sắp cưới của tôi là con một, còn tôi là con thứ trong gia đình có 3 anh em trai. Anh trai tôi sau khi lập gia đình ở cùng bố mẹ và hai anh em tôi. Bố mẹ tôi cũng dự tính sẽ sửa lại căn buồng tôi đang ở để sau này tôi đón vợ về. Nhưng mới đây, bố mẹ vợ lại ngỏ ý muốn tôi về ở rể vì nhà vợ khá rộng.

Vợ sắp cưới của tôi là con một, còn tôi là con thứ trong gia đình có 3 anh em trai. Anh trai tôi sau khi lập gia đình ở cùng bố mẹ và hai anh em tôi. Bố mẹ tôi cũng dự tính sẽ sửa lại căn buồng tôi đang ở để sau này tôi đón vợ về. Nhưng mới đây, bố mẹ vợ lại ngỏ ý muốn tôi về ở rể vì nhà vợ khá rộng. Vợ tôi cũng muốn ở gần bố mẹ để chăm sóc vì ông bà cũng có nhiều bệnh nền. Tôi thì lăn tăn, không muốn bị thiên hạ  nói là “ăn nhờ ở đậu”,“chó chui gầm chạn”. Tôi viết thư này, xin Tâm Giao cho tôi một lời khuyên?

Trần Văn Thọ (Nam Từ Liêm, Hà  Nội)

Xin chào anh Thọ. Đọc tâm sự của anh, Tâm Giao thấy anh đang chông chênh, tuy nói không muốn ở rể nhưng cũng không hẳn quyết liệt từ chối. Chỉ là anh đang ngại bị dư luận chê cười mình  là “đàn ông mà đi ở rể”.

Sở dĩ trước đây, đàn ông ở rể thường bị cười chê là do tư tưởng lạc hậu “trọng nam, khinh nữ”. Đã là đàn ông thì phải ăn to nói lớn, là trụ cột của gia đình, còn đàn bà thì “thấp cổ bé họng”, quanh quẩn xó bếp. Tương tự, nhà nội cũng được xếp ở vị thế “cao” hơn nhà ngoại.  Vì vậy, làm đàn ông mà ở rể “nhà ngoại” là đáng xấu hổ.

Tuy nhiên, hiện nay,  tư tưởng đã tiến bộ,  việc chàng rể đi ở rể không còn hiếm nữa. Nam giới sau khi cưới đưa vợ về nhà mình ở thì tại sao phụ nữ sau cưới không thể cùng chồng về ở tại nhà mình. Tâm Giao biết có nhiều chàng rể, không hề “thất cơ lỡ vận”, thậm chí còn giỏi giang, thành đạt vẫn ở rể nhà vợ. Đừng nghĩ do chàng rể ấy không có nhà để ở mà vì anh ấy muốn gia đình vợ được đông vui hơn, đầm ấm hơn. 

Trở lại với câu chuyện của bạn, bố mẹ bạn đang ở cùng vợ chồng anh trai và em trai bạn. Trong khi đó, bố mẹ vợ tương lai của bạn lại có nguy cơ “phải ở một mình” sau khi con gái đi lấy chồng. Xét về đạo làm con, bạn ở rể để tiện bề chăm sóc, báo hiếu bố mẹ vợ cũng là việc nên làm. Bố mẹ của bạn chắc cũng sẽ thông cảm, hiểu và ủng hộ bạn vì các bạn đều là con chung của hai nhà.

Tâm Giao nghĩ, điều bạn cần làm bây giờ, không phải là lo lắng xem thiên hạ có dị nghị gì về mình không? Nếu bố mẹ, vợ hay chính bạn không nghĩ bạn “ăn nhờ ở đậu” thì việc gì bạn phải băn khoăn. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ tới việc chăm lo cho gia đình của mình trong tương lai, hãy hiếu thuận với bố mẹ vợ, thương yêu vợ… thì cuộc sống chung của bạn với nhà ngoại sẽ tốt đẹp, yên ấm. Ngược lại, nếu bạn cứ tự ti, co mình, không mở lòng, không biết ứng xử... thì dù không ở rể, cuộc sống của bạn, quan hệ của bạn với nhà ngoại cũng không êm ả, hình ảnh của bạn trong mắt thiên hạ cũng không được đánh giá cao.

Chúc bạn sớm có quyết định đúng đắn, phù hợp.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.