Tạm cách ly người mẹ khỏi con gái vì có hành vi bạo hành trẻ em

Chia sẻ

Ngày 24/3, Công an quận Phú Nhuận đã thông tin ban đầu về vụ bé gái đang học lớp 6, bị mẹ ruột bạo hành tại nhà riêng ở phường 5, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Theo kết quả điều tra ban đầu, trước đây, chị T. chung sống với một người đàn ông ngoài hôn thú và sinh bé K. Sau khi sinh con, người đàn ông bỏ đi, hai mẹ con chị T. sống cùng mẹ ruột.

Sau đó, chị T. đi xuất khẩu lao động, bé K. được bà ngoại nuôi dưỡng. Đến năm bé K. lên 8 tuổi, chị T. đưa con về sống chung trong căn nhà tại phường 5, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh.

Hình ảnh mẹ ruột bé K đang bạo hành cháu V,T,KHình ảnh mẹ ruột bé K đang bạo hành cháu V,T,K

Chị T. thừa nhận trong quá trình nuôi dạy con đã nhiều lần nóng giận, không kiềm chế bản thân nên có hành vi đánh đập con. Bên cạnh đó, do áp lực tâm lý và tiền bạc nên chị đã có hành động không đúng.

Ngày 23/3, đoạn clip được đăng tải lên mạng xã hội, UBND quận Phú Nhuận đã lập tổ công tác, đến nhà chị T. để xác minh, làm việc với những người liên quan, đồng thời đưa bé K. đi bệnh viện thăm khám.

Bước đầu, các bác sĩ nhận định bé K. còn đau vùng đầu bên trái, đau vùng cổ tay và bàn tay trái; vùng thái dương lệch trái sưng nhẹ (3 x 3cm), không bầm tím, không vết thương hở; xước nhẹ ngoài da, tự cầm máu đốt 2, ngón 3 của bàn tay trái.

Hiện, cơ quan chức năng đã yêu cầu tạm thời cách ly bé K. ra khỏi chị T., không sống cùng nhà để không tiếp tục phát sinh hành vi đánh con và bảo đảm an toàn tạm thời cho bé, giao bé K. cho dì ruột bảo vệ, nuôi dạy, có cam kết không để mẹ tiếp tục đánh bé.

Vụ việc vẫn đang được Công an quận Phú Nhuận phối hợp với các đơn vị chức năng, tiếp tục lấy lời khai những bên liên quan, thu thập chứng cứ hiện trường để làm rõ các hành vi sai phạm, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 23/3 trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh bé gái ngồi trên ghế thì bị người phụ nữ dùng dép, ghế nhựa đánh tới tấp vào người. Bé không phản kháng, chỉ biết ôm đầu chịu trận. Người đăng đoạn clip là chị H.T., dì ruột của bé gái bị bạo hành. Đoạn clip được ghi lại vào khoảng 22 giờ ngày 22/3 tại nhà riêng ở phường 5, quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh. Hai người trong đoạn clip là mẹ con ruột. Người mẹ tên L.T.H.T., bé gái tên V.T.K. (SN 2010) đang học lớp 6. 

                                                                                                  (Theo báo Phụ nữ Việt Nam)

 

Tin cùng chuyên mục

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.