Thư viện “Ban công của mẹ”

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Khi số lượng sách mỗi thành viên trong gia đình đọc đã trở nên quá nhiều, chị Nguyễn Thu Hương (phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội) nghĩ tới việc mở một thư viện sách nhỏ miễn phí để các bố mẹ đưa con tới đọc, thư viện ấy mang tên “Ban công của mẹ”.

Thư viện “Ban công của mẹ” - ảnh 1
Một buổi đọc sách tại “Ban công của mẹ”.

“Ban đầu, mục tiêu của mình chỉ đơn giản là chia sẻ với các mẹ cũng đang nuôi con nhỏ những cuốn sách về giáo dục, dinh dưỡng, nấu ăn, nuôi dạy con, phát triển bản thân,… Nhưng khi sắp xếp lại tủ sách, mình nhận thấy còn có rất nhiều cuốn sách, truyện thiếu nhi rất hay khác. Việc chia sẻ sách ngày càng rộng rãi hơn, cho mình biết thêm nhiều người bạn mới. Họ cũng động viên mình mở một thư viện nhỏ cho cộng đồng cùng đọc sách” - chị Hương kể.

Thư viện “Ban công của mẹ” với toàn bộ sách của gia đình ra đời từ đó. Cái tên nói lên tất cả, là tình yêu thương của mẹ dành cho con qua việc giúp con trau dồi tri thức từ những cuốn sách. Không chỉ vậy, “Ban công của mẹ” còn mang ý nghĩa đặc biệt khác, là bởi thư viện được xây dựng tại nhà của bố mẹ chị, cũng là nơi đại gia đình chị sinh sống. 

Thư viện của chị Hương vẫn ngày ngày được bổ sung thêm các đầu sách mới, từ một số phụ huynh muốn gửi sách tới thư viện để làm phong phú thêm tủ sách. Sau một thời gian vận hành, chị Hương nhận thấy, điều căn bản để giúp con có niềm yêu thích đọc sách là được bố mẹ đồng hành, chỉ dẫn và con cũng được đọc cuốn sách phù hợp với sở thích, lứa tuổi của mình.

“Việc sử dụng mạng xã hội với nội dung ngắn quá sớm khiến các con dễ bị mất tập trung. Nên với những bạn khi đến với thư viện mà vẫn chưa thích đọc, tôi hướng dẫn các con đọc từ các quyển sách có tranh ảnh, dần dần, con đã yêu thích việc đọc sách hơn” - chị Hương nói.

Không chỉ là không gian “thắp lửa” văn hóa đọc, nhiều kỷ niệm đẹp được chị Hương nhớ mãi. Đó là những cặp mẹ con đến đọc sách, mượn sách về nhà đọc và nâng niu như một tài sản quý giá.

“Các con được mẹ dạy rằng sách mượn của bác nên đừng viết gì vào sách, hoặc con biết để sách mượn bác ra một ngăn tủ riêng để không bị lẫn lộn và tập thói quen cất sách đúng chỗ sau khi đọc. Những sự đáng yêu bé nhỏ đó như những ngọn nến lung linh, khiến mình ấm áp vô cùng” - chị Hương kể.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

Tiếng nói của con vị thành niên là căn cứ quan trọng

(PNTĐ) - Vợ chồng ông Hồng P và vợ là Ngọc Y ở Vĩnh Phúc sinh được 1 con chung là cháu A, sinh năm 2009. Năm 2021, hai ông bà ly hôn. Bà Y được tiếp tục nuôi dưỡng cháu A. Sau đó, ông P cho rằng bà Y có biểu hiện không quan tâm, chăm sóc con nên đã khởi kiện yêu cầu Tòa án hạn chế quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của bà đối với cháu A trong thời hạn 2 năm tính từ ngày 1/1/2024.
Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

Tuổi già càng ít dựa con càng tốt?

(PNTĐ) - Tiếp tục gửi ý kiến thảo luận tới Diễn đàn, nhiều độc giả cho rằng, tuổi già cần nhất là những giây phút thảnh thơi, tránh xung đột không cần thiết nên việc bố mẹ càng ít cậy nhờ, dựa dẫm con thì càng tốt.
Người vun vén hạnh phúc gia đình

Người vun vén hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Suốt 20 năm qua, bà Hoàng Thanh Mai (SN 1949, tổ trưởng tổ hòa giải số 19, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) đã dốc hết lòng cho công tác hoà giải cơ sở, giúp xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện.