Vươn ra biển lớn từ bài luận về bình đẳng giới

Chia sẻ

Bắt đầu bằng một câu thơ trong Truyện Kiều: “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”, bài luận của Vũ Nguyễn Mai Linh đã giúp cô chinh phục hội đồng tuyển sinh, giành được học bổng 5,5 tỷ đồng của một trong 55 đại học khai phóng hàng đầu của Mỹ.

Giữa tháng 1/2022, Vũ Nguyễn Mai Linh lên đường sang thành phố Gettysburg, bang Pennsylvania, du học ngành Toán Kinh tế, đại học Gettysburg. Với mức hỗ trợ này, gia đình chỉ còn phải chu cấp một khoản nhỏ mỗi năm cho em.

Cựu học sinh lớp 12NS2, trường THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội cho biết chủ đề của bài luận xuất phát từ mối quan tâm của Linh tới bình đẳng giới với phụ nữ và những quan sát từ trong chính gia đình. Từ nhỏ, Linh cảm nhận vị thế của phụ nữ luôn bị nam giới lấn át. Họ không hoặc rất ít có tiếng nói hay quyền quyết định. Ngay cả trong gia đình em, bố thường là người quyết định mọi việc, dù mẹ em là người rất giỏi giang, chu toàn.

Đến thế hệ mình, mọi thứ đã thay đổi theo hướng “khác hẳn ngày xưa”, giúp Linh thay đổi cách nhìn nhận về vai trò và vị trí của người phụ nữ. Chị gái Linh là một ví dụ.

Mai Linh tham gia Tổ thư ký Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu IV năm 2021Ảnh: NVCCMai Linh tham gia Tổ thư ký Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu IV năm 2021 Ảnh: NVCC

Chị gái hơn Linh 10 tuổi, đã học xong thạc sĩ và sẽ học tiếp tiến sĩ.
“Chị tự quyết định con đường, sự nghiệp của bản thân và thông báo với gia đình để nhận được sự ủng hộ. Với em, chị gái đã vượt qua định kiến phụ nữ không cần học cao và quyết tâm làm điều mình thích và cho là đúng. Đứng trước hai hình mẫu phụ nữ, hai quan niệm diễn ra song song trong gia đình như vậy, em đã biết mình phù hợp với điều gì và cần làm gì trong tương lai”- Linh nói.

Đó là cảm hứng để Linh viết bài luận. Cùng sự cố vấn của những người có kinh nghiệm đi trước, Linh đã theo đuổi quan điểm gia trưởng hay tư tưởng phong kiến không chỉ là vấn đề của gia đình em mà của nhiều xã hội Á Đông. Nó chỉ có thể được xóa mờ từng ngày bằng sự thay đổi suy nghĩ của từng cá nhân, nhất là sự vươn lên mạnh mẽ, không ngại rào cản của người phụ nữ.

Chính bài luận về bình đẳng giới đã giúp Linh hiểu rằng người phụ nữ trong thời đại ngày nay cần chủ động hơn, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và hãy nỗ lực trau dồi để vươn lên. Khi có kiến thức, tự tin, người phụ nữ sẽ nhận được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của nam giới, góp phần thay đổi sự bất bình đẳng vốn đã hằn sâu và cản bước phụ nữ hàng nghìn năm qua.

Không phải đến bài luận này, Linh mới thể hiện tài năng và nỗ lực của mình. Suốt những năm tháng học PTTH, Linh đã “bỏ túi” rất nhiều kỹ năng, kinh nghiệm quý giá.

Ngoài những giải thưởng học sinh giỏi cấp quận, thành phố, Linh còn là Ủy viên Ban chấp hành Đoàn trường THPT Nguyễn Siêu, thành lập CLB Aequitas - CLB đấu tranh cho quyền bình đẳng, thực tập tại Diễn đàn Giáo dục (EduNet) thuộc AVSE Global (Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu) với vai trò trợ lý nghiên cứu, thành viên BTC của Lễ trao giải Cuộc thi ĐMST Hack4Growth được thực hiện bởi AVSE Global - Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu, dưới sự bảo trợ của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, thành viên của Tổ thư ký Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu… Đó là những minh chứng nổi bật cho sự “dám dấn thân” của cô gái trẻ.

Linh sinh ra và lớn lên ở thành phố Vinh, Nghệ An. Hết THCS, mặc dù đã thi đỗ vào lớp Chuyên Anh - Nhật của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An), nữ sinh vẫn quyết định xin bố mẹ ra Hà Nội để học cấp 3 tại trường THCS-THPT Nguyễn Siêu.

Với Linh, bên cạnh các kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn, cô rút ra 3 bài học lớn cho bản thân: Trách nhiệm, kĩ năng quản lý thời gian và đặc biệt, phải chủ động. Câu chuyện về bài luận nói về quyền bình đẳng nam - nữ và thành công của Linh đã được nhiều người biết đến và thể hiện sự cảm phục tài năng.

CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.