Xúi giục con nhỏ xúc phạm mẹ kế có vi phạm pháp luật?

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trước khi đến với tôi, chồng tôi đã từng ly hôn, có hai đứa con với người vợ trước. Khi ly hôn, anh đảm nhiệm nuôi con trai, còn con gái sống cùng vợ cũ. Vì thế, sau khi cưới, tôi đảm nhiệm vai trò mẹ kế, chăm sóc nuôi dưỡng con riêng chồng sống cùng một nhà...

Xúi giục con nhỏ xúc phạm mẹ kế có vi phạm pháp luật? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Khi nhận lời làm vợ anh, tôi xác định sẽ làm một người mẹ kế tốt của con trai anh. Nhưng không ngờ, vợ cũ của anh lại không để cho tôi có cơ hội làm điều đó. Chị ta nhiều lần xúi giục con trai bêu xấu tôi trên mạng xã hội. Hễ tôi lớn tiếng dạy bảo con, hay có điều gì làm con không vừa lòng là con lại lên mạng kể lể nói xấu tôi. Thậm chí con còn bịa đặt, thêm thắt để làm quá lên sự việc. Nhiều lần, con còn chụp lén những hình ảnh ăn mặc không đẹp của tôi khi làm việc nhà, nấu ăn rồi đăng lên facebook bàn luận. Điều này khiến tôi trở thành một bà mẹ kế “xấu người” lẫn “xấu nết”. Tôi đã cấm con làm điều đó, nói với chồng để anh can thiệp. Tuy nhiên, chồng tôi cũng chỉ “nhẹ nhàng” góp ý với con mà không có biện pháp mạnh do sợ con sẽ vì thế mà ghét mẹ kế hơn, khiến tình cảm gia đình bị ảnh hưởng. Anh động viên tôi không chấp nhất trẻ con (con mới 12 tuổi) chưa hiểu biết, cứ sống bình thường “cây ngay không sợ chết đứng”. Về phía vợ cũ, anh không can thiệp gì vì không muốn dây dưa với cô ta. 

Cứ thế, danh dự, nhân phẩm của tôi bị xúc phạm trên mạng xã hội bởi hành vi của một đứa trẻ được người lớn đứng sau xúi giục. Tôi muốn hỏi hành vi của con riêng chồng tôi và vợ cũ của anh có vi phạm pháp luật không?Nếu có thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Hoaithuong@gmail.com

 

Pháp luật nghiêm cấm việc xúi giục trẻ em thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người nào có hành vi này bất kể đó là cha mẹ, ông bà, người thân của trẻ hay người ngoài xã hội cũng đều bị xử phạt. Tùy theo mức độ hậu quả của hành vi ấy để lại mà bị xử phạt hành chính, hay bị xử lý hình sự. 

Về mức xử phạt hành chính sẽ được căn cứ theo Nghị định số 130/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021. Cụ thể Điều 24 của Nghị định này quy định: Nghiêm cấm sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng, rủ rê trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, hành vi xúi giục con trai còn ở tuổi vị thành niên bôi xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm mẹ kế trên mạng xã hội của vợ cũ chồng bạn là vi phạm pháp luật. Về lý, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng, có thể tố cáo ra pháp luật để bảo vệ danh dự của mình.

Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn hãy xử lý trên góc độ tình cảm trước. Thứ nhất, hãy nói chuyện thẳng thắn với chồng về việc nuôi dạy con riêng, không chiều chuộng con thái quá. Bởi điều đó sẽ gây hại cho con về sau rất nhiều. Vợ chồng bạn cần phân tích cho con hiểu những hành vi xấu mà con đang làm có thể vừa vi phạm pháp luật, vừa ảnh hưởng đến tình cảm mẹ con trong nhà. Việc mẹ kế giáo dục, dạy bảo con khi con làm sai, làm chưa tốt điều gì đó là cần thiết, để con trở thành đứa trẻ tốt hơn. Nếu con không nghe lời, vẫn tái diễn hành vi ấy cần nghiêm khắc để con chấm dứt. Cùng với đó, bạn nên gặp và trao đổi vấn đề này với vợ cũ của anh ấy, yêu cầu cô dừng lại việc xúi giục con trai bôi xấu mẹ kế. Vì điều đó là vi phạm pháp luật, và ảnh hưởng xấu đến con trai gián tiếp khiến cuộc sống của con không hạnh phúc. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.