Các quận, huyện tích cực tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3

Hoàng Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ngày 8/9, sau khi bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, các quận, huyện trên địa bàn TP Hà Nội đã tập trung đánh giá, khắc phục hậu quả thiên tai, huy động lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn dẹp, thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.

Tại huyện Đan Phượng, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, lượng mưa đo được trung bình toàn huyện từ 17 giờ ngày 6/9 đến 5 giờ 00 ngày 8/9 là 140mm. Riêng ngày 7/9 là 89 mm, trong đó vị trí đo được tại thị trấn Phùng lên tới 170mm.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Đan Phượng, tính đến sáng 8/9, trên địa bàn huyện chưa xảy ra tình trạng úng ngập cũng như sự cố đê điều. Huyện Đan Phượng đã chỉ đạo Công ty Điện lực Đan Phượng đang tập trung khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện cho nhân dân sớm nhất. Ước thiệt hại khoảng 1,4 tỷ đồng. Mưa bão cũng làm 199 cây xanh bị gãy, đổ, nghiêng. Hầu hết số lượng cây xanh bị đổ đã được cắt tỉa, di chuyển, đảm bảo an toàn đi lại cho Nhân dân. Trong đó 78 cây sấu trên tuyến đường Đan Phượng - Tân Hội bị nghiêng có thể khắc phục được.

Trước đó, huyện Đan Phượng cũng đã xây dựng phương án đảm bảo cung ứng nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm cần thiết; kiểm tra, di dời 58 hộ có nhà ở xuống cấp, không đảm bảo thuộc hộ cận nghèo đến nơi an toàn, vận động đưa 11 hộ vạn chài và 1 hộ ven sông lên bờ tránh trú an toàn. Huyện cũng đã chỉ đạo hỗ trợ nhu yếu phẩm và thực phẩm cho các hộ vạn chài lên bờ tránh trú bão và các hộ cận nghèo, khó khăn.

Các quận, huyện tích cực tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3 - ảnh 1
Lãnh đạo huyện Gia Lâm chỉ đạo công tác phòng chống bão tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm

Tại huyện Gia Lâm, theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Gia Lâm, từ 13h - 16h ngày 7/9, lượng mưa bình quân trên địa bàn huyện Gia Lâm là 7mm. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP Hà Nội, trong các ngày từ 4 – 7/9, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành các văn bản chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 trên địa bàn huyện, trong đó có 2 công điện và 7 văn bản chỉ đạo tập trung vào các đơn vị, địa bàn trọng điểm, xung yếu nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống bão. UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện cũng ban hành thông báo huy động 100% quân số các phòng, ban, đơn vị trực tăng cường ứng phó khẩn cấp với bão số 3.

Các quận, huyện tích cực tập trung khắc phục hậu quả sau bão số 3 - ảnh 2
Lãnh đạo phường Văn Chương, quận Đống Đa thăm hỏi, cấp phát thực phẩm  cho người dân tại nơi tránh trú bão.

Tại quận Hà Đông, trước khi bão đổ bộ vào, do diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Quận uỷ, UBND quận Hà Đông đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cho toàn thể cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, cộng đồng DN và Nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra. 

Thống kê sơ bộ, đến cuối giờ chiều 7/9, bão số 3 giông, gió mạnh đã làm 32 cây xanh trên địa bàn quận Hà Đông bị quật đổ, gãy. Lực lượng chức năng của quận và các địa phương đã nhanh chóng kiểm tra, xử lý, bảo đảm an toàn cho người dân và các công trình nhà ở, công cộng.

Trong đó, các phường có nhiều cây xanh đổ là Nguyễn Trãi, Phúc La, Mộ Lao, La Khê, Yết Kiêu, Phú La, Vạn Phúc, Kiến Hưng, Dương Nội, Quang Trung. Ngay sau khi nhận được thông tin sự cố gãy đổ cây xanh, lực lượng chức năng từ quận đến các phường đã tăng cường kiểm tra, cưa cành, thu dọn cây đổ, trả lại giao thông thông thoáng trên các tuyến đường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới người dân cũng như các công trình nhà ở của người dân, công trình công cộng.

Tại quận Đống Đa, theo báo cáo nhanh của của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN quận Đống Đa, từ 15 giờ ngày 7/9/2024, Bão số 3 ảnh hưởng lớn đến địa bàn quận Đống Đa, lượng mưa tăng dần đều, có lúc gió mạnh giật từng cơn; lượng mưa trung bình khoảng 151mm. Đến 22 giờ ngày 7/9/2024, lượng mưa bắt đầu giảm, gió giảm dần; lượng mưa trung bình khoảng 45mm, có đôi lúc giảm còn 25mm.

Về thiệt hại, nhiều cây xanh to bị gãy đổ, bật gốc đè lên hệ thống đường dây điện làm chập điện, mất điện trong khoảng thời gian ngắn. Cụ thể, số cây xanh gãy đổ là 306 cây; số sự cố về điện, cháy chập, hỏng tủ điện là 14; số sự cố về chiếu sáng là 4 trường hợp; số sự cố về viễn thông 1 trường hợp; sự cố về cột đèn giao thông 1 trường hợp; thiệt hại, hư hỏng về tài sản 3 mái tôn, 14 ô tô, 1 biển báo giao thông. Ngoài ra để đảm đảm bảo công tác phòng chống bão Yagi, UBND quận Đống Đa cũng đã tổ chức di chuyển 88 hộ/296 nhân khẩu tại các nhà nguy hiểm đến vị trí an toàn, cấp phát đầy đủ trang thiết bị và nhu yếu phẩm.

UBND 21 phường và các đơn vị phòng ban, phối quản của quận đều đã xây dựng kế hoạch và phương án, phân công nhiệm vụ để kịp thời ứng phó với tình hình, diễn biến thực tế của Bão số 3.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo người dân sau lũ được tiếp cận quyền lợi bảo hiểm nhanh nhất

Đảm bảo người dân sau lũ được tiếp cận quyền lợi bảo hiểm nhanh nhất

(PNTĐ) - Sáng 16/9, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì buổi làm việc với các đơn vị trực thuộc liên quan về việc triển khai các chính sách khắc phục hậu quả sau bão số 3, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHXH, BHYT. Theo đó, những tình huống phát sinh sau bão, lũ đã được BHXH Việt Nam dự báo và có chỉ đạo BHXH các địa phương chủ động xử lý từ sớm, từ xa để quyền lợi BHXH, khám chữa bệnh (KCB) BHYT của người dân được đảm bảo với tinh thần cải cách nhanh nhất, thuận lợi nhất.
Có một “Trung thu xưa” ấm áp giữa lòng Tây Hồ hiện đại

Có một “Trung thu xưa” ấm áp giữa lòng Tây Hồ hiện đại

(PNTĐ) - Trải qua khoảng thời gian với nhiều khó khăn, trầm lặng khi cơn bão số 3 đi qua, Đêm hội trăng Rằm do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội tổ chức vào tối 15/9 vừa qua, như một ngọn lửa ấm, một cách động viên mà các cấp, ngành của quận dành tặng thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn; với mong muốn các em có một Trung thu đoàn viên, yêu thương.