Chính quyền đô thị phải tự chủ, hiệu quả, trách nhiệm

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 1/10/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã tiến hành Hội nghị lần thứ 15 dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải.

 
Ngày 1/10/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã tiến hành Hội nghị lần thứ 15 dưới sự chủ trì của đồng chí Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cùng các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích. Hội nghị xem xét 4 vấn đề quan trọng, trong đó có nội dung thảo luận về dự thảo đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội.
 
 
Chính quyền đô thị phải tự chủ, hiệu quả, trách nhiệm  - ảnh 1
Toàn cảnh hội nghị

Trình đề án chính quyền đô thị trong tháng 12/2018
 
Trình bày báo cáo tóm tắt về đề án chính quyền đô thị, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, sau khi tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các chuyên gia; lãnh đạo chính quyền các cấp…; kế thừa kinh nghiệm xây dựng đề án của TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cũng như tiếp thu có chọn lọc mô hình chính quyền đô thị ở một số nước trên thế giới, đến thời điểm này, tổ soạn thảo đưa ra 2 phương án mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội. 
 
 Phương án 1: xây dựng mô hình 2 cấp chính quyền gồm TP và quận, huyện, thị xã; một cấp hành chính tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, ở cấp chính quyền TP và quận, huyện, thị xã cơ bản giữ nguyên như hiện nay. Còn ở cấp xã, phường thị trấn sẽ không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính theo thiết chế UBND.
 
Phương án 2: xây dựng mô hình tổ chức một cấp chính quyền (TP), 1 cấp hành chính (quận, huyện, thị xã) và 1 cơ quan hành chính đại diện (xã, phường, thị trấn). Theo phương án này sẽ không tổ chức HĐND ở cả cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
 
Ông Vũ Đức Bảo cho biết, cả 2 phương án đều có ưu, nhược điểm riêng và nội dung không mâu thuẫn nhau, chỉ khác nhau về mức độ cải cách, đổi mới đối với chính quyền các cấp của TP Hà Nội từng bước, theo lộ trình, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã. “Để phù hợp với việc cải cách, đổi mới đồng bộ nhưng có bước đi thận trọng, tránh xáo trộn; đặc điểm, đối tượng quản lý và sự tương thích của hệ thống chính trị của TP Hà Nội theo lộ trình cải cách tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tổ soạn thảo đề án đề nghị trong thời điểm hiện nay, việc thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị của TP Hà Nội sẽ thực hiện theo phương án 1” - ông Vũ Đức Bảo nêu rõ.
 
Về lộ trình triển khai, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cho biết, dự kiến tháng 12/2018, Hà Nội sẽ báo cáo đề án với Bộ Chính trị. Nếu đề án được thông qua, trong quý I-2019, Hà Nội sẽ báo cáo Chính phủ; quý IV-2019 sẽ trình Quốc hội xây dựng và ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm. Nếu được Quốc hội thông qua, Hà Nội sẽ xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể.
 
Bộ máy của chính quyền đô thị phải gọn nhẹ, hiệu quả
 
Tại hội nghị, các ý kiến thảo luận đại diện các quận, huyện đều cơ bản nhất trí với dự thảo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị TP Hà Nội, thống nhất với đề xuất thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị TP Hà Nội theo phương án 1, tức là bỏ HĐND cấp xã, phường, thị trấn. Các đại biểu đề xuất, TP nên đề ra lộ trình thực hiện phù hợp, trước mắt sẽ bỏ HĐND cấp phường ngay từ đầu nhiệm kỳ tới (2021-2026), sau đó mới thực hiện bỏ HĐND cấp xã, thị trấn từ đầu nhiệm kỳ 2016-2031. 
 
Trong bài phát biểu kết luận hội nghị, về nội dung xây dựng đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, Hà Nội xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ lớn và khó, không chỉ của năm 2018 mà là của cả nhiệm kỳ.
 
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án, TP cũng đã tập hợp được rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, đặc biệt là sự tham gia của người dân, cấp ủy đảng chính quyền các cấp. TP đã hết sức tiếp thu các ý kiến đóng góp với mục tiêu là làm sao xây dựng đề án phải thực hiện được và có hiệu quả. Trong thời gian tới, TP tổ chức 2 hội thảo nữa với các ban Đảng Trung ương, các bộ ngành và Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi báo cáo Bộ Chính trị vào tháng 12/2018.
 
“Chính quyền đô thị phải tự chủ, hiệu quả, năng động, có đủ thẩm quyền đủ trách nhiệm để giải quyết những vấn đề của người dân, đô thị đặt ra. Do vậy, bộ máy của chính quyền đô thị phải gọn nhẹ, hiệu quả. Nhiều ý kiến cho rằng phải làm mạnh hơn nhưng phải đi từng bước, dựa trên thực tiễn của TP và đúc kết từ kinh nghiệm của các nước”, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
 
Thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh 9 tháng đầu năm 2018, TP đã đạt và vượt 19/20 chỉ tiêu; tổng số vốn đầu tư phát triển tăng cao; văn hóa xã hội tiếp tục được phát triển, an sinh xã hội được đảm bảo… Đánh giá cao kết quả trên song Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp phải sâu sát hơn, thường xuyên quan tâm đối thoại với dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những vụ việc phát sinh từ cơ sở. Tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự an toàn giao thông, kỷ cương hành chính, văn minh đô thị. Trong đó, phải nỗ lực để ban hành được nghị quyết về quản lý chung cư, bởi đây là thách thức lớn và vấn đề sẽ đi theo TP trong suốt quá trình đô thị hóa. “TP tới đây sẽ đưa vào sử dụng một số dự án như cầu vượt An Dương, Nhà máy nước mặt sông Đuống… được người dân rất mong đợi và cố gắng để cuối năm nay có thể khởi công nhà máy xử lý rác thải công suất 4 nghìn tấn tại bãi rác Xuân Sơn; khai thác, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông…”, Bí thư Hoàng Trung Hải cho biết.
 
 
Đức Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Về miền hoa Ban

Về miền hoa Ban

(PNTĐ) - Là tỉnh địa đầu Tây Bắc của Tổ quốc, Điện Biên thường được nhắc đến với vẻ đẹp hoang sơ, trùng điệp của núi non, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, lễ hội truyền thống... Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc cũng như cả nước; là nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

Bài 2: Những vụ việc còn trong bóng tối

(PNTĐ) - Đã có nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em mặc dù cơ quan chức năng xác định có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, nhưng sau đó đành phải tạm đình chỉ điều tra vì chứng cứ yếu, thiếu chứng cứ hoặc không xác định được bị can gây án. Nhiều gia đình phải ngậm đắng nuốt cay, còn bị hại phải gánh chịu hệ quả tâm lý nặng nề.
Đàn chim Lạc trở về

Đàn chim Lạc trở về

(PNTĐ) - Đã thành thông lệ vào những dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3), ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5..., rất nhiều kiều bào yêu nước lại về thăm quê hương. Sau những năm tháng chiến tranh, Việt Nam giờ đây đã trở thành mảnh đất lành cho những “đàn chim Lạc” (loài chim mỏ dài  bay quanh mặt trời khắc trên trống đồng Đông Sơn) trở về cội nguồn đoàn tụ.