Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị xử phạt như thế nào?

TÚ AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hành vi chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy sẽ bị xử phạt từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước xe máy bị xử phạt như thế nào? - ảnh 1
Ảnh minh hoạ

Một trong những quy định nhận được sự quan tâm lớn của dư luận, đó là quy định về vi phạm liên quan đến việc chở trẻ em trên xe máy, đặc biệt là trẻ em ngồi phía trước.

Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tại điểm h khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định: “Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước” sẽ bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng theo quy định tại điểm b khoản 12 Điều 7, áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Ngoài ra, theo điểm b khoản 10 Điều 7, nếu hành vi trên gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng lên từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng, đồng thời bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe theo quy định tại điểm d khoản 13 Điều 7, áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy.

Như vậy, theo quy định trên, người lái xe chỉ được phép chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước xe máy. Việc chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước là hành vi vi phạm pháp luật.

Cũng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, tại điểm g khoản 2 Điều 7 quy định: “Chở theo 2 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 12 tuổi, người già yếu hoặc người khuyết tật, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy".

Liên quan đến việc chở trẻ em trên xe mô tô hai bánh, xe gắn máy, tại Điều 33 của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định: “Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy”.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 33 quy định như sau, người lái xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người: Chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; trẻ em dưới 12 tuổi; người già yếu hoặc người khuyết tật.

 

Tin cùng chuyên mục

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Ngày trở về

Ngày trở về

(PNTĐ) - Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, đánh dấu sự kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, phát triển cho dân tộc Việt Nam. Và với nhiều người con gốc Việt, trong đó có ông Jean Pierre Đinh Ngọc Riệm, hiện là lãnh sự danh dự nước CHXHCN Việt Nam tại New Caledonia (Tân Thế Giới) thuộc Pháp, ngày 30/4 hàng năm còn tượng trưng cho ngày của đoàn kết và sự trở về với nguồn cội.