Chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Chia sẻ

Những tháng cuối năm, chuẩn bị cho dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng mạnh, ngành Công Thương đang triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm đáp ứng đầy đủ hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, tổng giá trị hàng Tết dự trữ đạt khoảng 39.000 tỷ đồng (tương đương với kế hoạch phục vụ Tết năm 2021) đáp ứng đủ nhu cầu cho khoảng 10,33 triệu người đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn. Trong đó nhóm hàng cần đảm bảo cung cầu trong dịp Tết Nguyên đán 2022 sẽ gắn với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Đó là nhóm các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như: Gạo, thịt, thủy hải sản, trứng, thực phẩm chế biến, rau củ, trái cây tươi; Các mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp Tết như nông, lâm sản khô (măng, miến, mộc nhĩ…), bánh mứt kẹo, rượu bia, nước giải khát, hoa tươi, cây cảnh, xăng dầu, may mặc, điện máy...; Các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống Covid-19 gồm khẩu trang kháng khuẩn, nước rửa tay sát khuẩn.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn vẫn phức tạp, Sở Công Thương Hà Nội yêu cầu các doanh nghiệp bên cạnh đảm bảo nguồn cung các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp Tết, cần chuẩn bị phương án đảm bảo hàng hóa sẵn sàng ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn theo các cấp độ diễn biến của dịch. Trong trường hợp cần thiết khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, có thể sử dụng 2.500 địa điểm tại các quận, huyện sẵn sàng bố trí làm kho và điểm bán hàng lưu động; Các điểm trung chuyển hàng hóa đã dự kiến; Chuyển các địa điểm bán các mặt hàng không thiết yếu (cửa hàng, nhà hàng) do UBND các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp đề xuất sang bán hàng hóa thiết yếu  để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Các siêu thị luôn sẵn sàng nguồn cung hàng hóa để đảm bảo nhu cầu người tiêu dùngCác siêu thị luôn sẵn sàng nguồn cung hàng hóa để đảm bảo nhu cầu người tiêu dùng

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết thêm, thành phố tổ chức các chương trình, sự kiện kích cầu mua sắm phục vụ nhân dân, như tổ chức các điểm bán hàng, phiên chợ, các chuyến bán hàng lưu động phục vụ Tết tại các huyện, khu công nghiệp, các xã miền núi; Tổ chức các chợ hoa xuân; Các sự kiện kích cầu nội địa, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa doanh thu dịch vụ; Các nội dung của "Chương trình khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội" năm 2021.

Trước đó, từ đầu tháng 9, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị đồng thời triển khai trong toàn ngành nhiệm vụ cấp bách cho những tháng cuối năm 2021.  Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm mà Bộ Công Thương đang gấp rút thực hiện là từng bước mở lại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, các cơ sở, hộ kinh doanh trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch nhằm tạo môi trường cho kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa, từ đó thúc đẩy phát triển sản xuất. Bên cạnh đó là triển khai các chương trình bình ổn, kích cầu như: Triển khai thực hiện Chỉ thị tổ chức đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2022, Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2021 dịp Tết Dương lịch Tết Nguyên đán 2022, chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia”.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(PNTĐ) - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị thế của giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp; đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp học nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông; hướng tới mục tiêu chung đó là nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô trong thời kỳ hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số hiện nay.
Công an Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Công an Hà Nội chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

(PNTĐ) - Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức vận động, kêu gọi cán bộ, chiến sĩ và các đơn vị, tổ chức, cá nhân chung tay, góp sức, quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa sạch nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.