Đề xuất thí điểm vé liên thông đi tàu điện, xe buýt

HẠ LY
Chia sẻ

(PNTĐ) - Hà Nội đang cùng lúc tiếp nhận đề xuất thí điểm thẻ vé liên thông để đi lại trên tàu điện, xe buýt nhanh, xe buýt thường của 3 đơn vị.

Cụ thể, các đơn vị đề xuất thí điểm gồm Liên minh ASIM-VPBANK, CTCP Công nghệ UNIT và CTCP Tập đoàn công nghệ Vietsens. Các đơn vị này đề xuất được thí điểm triển khai thẻ vé liên thông trên tuyến buýt nhanh BRT, 14 tuyến buýt thường với tàu điện Cát Linh - Hà Đông.

Hiện nay, người dân vẫn phải dùng nhiều loại vé khác nhau với mỗi loại phương tiện khi đi xe buýt, tàu điện. Đồng thời, cam kết công nghệ vé, thẻ vé có khả năng tương thích với các tuyến đường sắt đô thị và tuyến buýt đang khai thác hiện nay.

Đề xuất thí điểm vé liên thông đi tàu điện, xe buýt - ảnh 1
Khu vực bán vé tự động trên nhà ga đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh: TA

Các đơn vị khẳng định lựa chọn tiêu chuẩn công nghệ vé, thẻ vé thông dụng nhất hiện nay, dễ dàng nâng cấp, chỉnh sửa, bổ sung chức năng theo yêu cầu phát sinh. Hệ thống thí điểm có thể thiết lập giá vé linh hoạt, cập nhật số liệu báo cáo thường xuyên, công nghệ thu phí bằng thẻ và bằng tài khoản; Có thể tích hợp liên thông với hệ thống vé điện tử của buýt điện đang sử dụng và sẵn sàng liên thông với các tuyến đường sắt đô thị và các loại hình dịch vụ khác.

Khách đi xe buýt, tàu điện có thể lựa chọn nhiều hình thức thanh toán như mua vé trực tiếp trên web, ứng dụng di động, hệ thống máy bán vé tự động chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt và các hình thức thanh toán điện tử thông dụng như thẻ thanh toán, tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế, ví VNPAY, Viettel pay.

Các đơn vị đề xuất thời gian thí điểm là 1 năm kể từ ngày được UBND Thành phố chấp thuận để làm cơ sở tổng kết đánh giá kết quả thực hiện thí điểm (bao gồm cả thời gian chuẩn bị hạ tầng, lắp đặt thiết bị, tập huấn, đào tạo...).

Về nguồn vốn, toàn bộ 100% kinh phí triển khai thực hiện sẽ do các đơn vị đề xuất thí điểm tự thu xếp thực hiện. Việc áp dụng thẻ vé liên thông cho các phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội đã được bàn thảo từ khá lâu.

Theo kế hoạch, trong năm 2019, Hà Nội sẽ có thẻ vé liên thông các loại hình vận tải công cộng. Tuy nhiên, sau đó kế hoạch được lùi lại sang năm 2020, 2021. Đến thời điểm này, kế hoạch vẫn chỉ ở trên giấy.

Vì thế, đề xuất thí điểm nói trên một lần nữa dấy lên hy vọng về một hệ thống thẻ vé hiện đại cho giao thông công cộng của Thủ đô.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Để sông Tô Lịch thành “dải lụa xanh” của Thủ đô

Để sông Tô Lịch thành “dải lụa xanh” của Thủ đô

(PNTĐ) - Sông Tô Lịch đang từng bước chuyển mình, dần trở nên thân thiện với người dân khi dọc hai bên bờ sông được cải tạo thành đường đi bộ. Nỗ lực hồi sinh sông Tô Lịch đang tiếp tục được thực hiện từng bước bằng những chỉ đạo quyết liệt, cụ thể của lãnh đạo Thành phố tại các dự án vệ tinh nhằm bổ trợ nguồn nước và giảm tải nguồn gây ô nhiễm. Người dân Thủ đô kỳ vọng trong tương lai sông Tô Lịch sẽ là “dải lụa xanh” của Hà Nội, cùng Thủ đô vươn mình đón “kỷ nguyên xanh”.
Mức sinh tại Việt Nam giảm thấp nhất trong lịch sử

Mức sinh tại Việt Nam giảm thấp nhất trong lịch sử

(PNTĐ) - Tổng tỷ suất sinh toàn quốc năm 2023 của Việt Nam là 1,96 con/phụ nữ, mức giảm thấp nhất từ trước tới nay và được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo, dẫn đến những hệ lụy như thiếu hụt lực lượng lao động, già hóa dân số nhanh và suy giảm quy mô dân số…