Tổ dân phố 13, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy (Hà Nội):

Điển hình về chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa tại khu dân cư

Bài và ảnh HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) -Từ một cộng đồng dân cư nhỏ, chỉ có 7 hộ dân thuộc xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, sau 50 năm xây dựng và phát triển (1972-2022), tổ dân phố 13, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy đã trở thành một khu dân cư sầm uất. Với sự quyết tâm, đoàn kết, trí tuệ của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân, tổ dân phố 13 đã chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một khu dân cư đô thị văn minh.

Điển hình về chỉnh trang đô thị, xây dựng nếp sống văn hóa tại khu dân cư - ảnh 1
Nhân dân tổ dân phố 13, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy cất cao lời ca tiếng hát, chia sẻ niềm tự hào tổ dân phố của mình

Tại lễ kỷ niệm 50 thành lập tổ dân phố (TDP) 13, ông Nguyễn Thanh Khoa, Phó Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng TDP ôn lại ngày đầu thành lập: Ngày 20/6/1972, UBND xã Cổ Nhuế quyết định chuyển đất canh tác thành đất dãn dân, lập ra xóm Mới là tên gọi đầu tiên của TDP. Ban đầu, xóm Mới chỉ có 7 hộ dân nằm trong tập thể Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng. Từ chỗ chỉ là những dãy nhà lá đơn sơ, lợp giấy dầu đến nay TDP 13 đã phát huy sức mạnh của nhân dân, khai thác được sự giúp đỡ của hệ thống chính quyền từ phường, quận, thành phố, cùng với những bước đổi mới về tư duy, phát triển, xây dựng hệ thống hạ tầng làm cho bộ mặt TDP ngày càng thay đổi khang trang… Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, tổ dân phố 13 đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Có thể kể đến việc đã xây dựng thành công mô hình tổ dân phố. Giai đoạn từ năm 2008 tới nay, TDP có mặt bằng dân trí khá cao với 75% người từ 22 tuổi trở lên đã tốt nghiệp đại học. Trong có 48 tiến sỹ, 56 thạc sỹ, 15 giáo sư và phó giáo sư, 70 nhà giáo, y, bác sỹ đã nghỉ hưu và đang làm việc. TDP 13 đã xây dựng được bộ máy quản lý từ cấp ủy, tổ dân phố, các ban, ngành, đoàn thể, tổ đảng và tổ hội đều là trí thức, các cán bộ ở các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang nghỉ hưu tham gia bộ máy.
Thứ nữa là việc đã xây dựng thành công quy ước dân chủ của tổ dân phố. Bên cạnh đó, Tổ cũng đã xây dựng phát triển Trung tâm học tập cộng đồng, qua đó giúp cho người dân nâng cao hiểu biết, có hành động tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nhân lực của cộng đồng, xây dựng được khối đoàn kết nội bộ. Năm 2015, tổ dân phố được báo cáo điển hình tại Hội nghị Khuyến học toàn quốc được Trung ương Hội Khuyến học TP Hà Nội, quận Cầu Giấy đánh giá cao.
Một kết quả nổi bật không thể thiếu là TDP 13 đã củng cố, xây dựng và phát triển tốt hạ tầng, chỉnh trang đô thị, nếp sống văn hóa, giữ gìn kỷ cương, thực thi pháp luật. 50 năm hình thành và phát triển, đến nay, đời sống của nhân dân ở TDP 13 ngày một nâng cao; hệ thống hạ tầng được tôn tạo, xây dựng mới. Đời sống tinh thần văn hóa ngày một tiến bộ, môi trường xanh-sạch-đẹp. 
Vẫn theo ông Nguyễn Thanh Khoa, trải qua 50 năm hình thành và phát triển, đến nay, TDP 13 rất tự hào vì đã xây dựng, gìn giữ được nhiều truyền thống quý báu như tự lực, tự cường, lao động cần cù xây đắp tổ dân phố; người dân đoàn kết đùm bọc lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn để vươn lên xây dựng tổ dân phố văn minh, gia đình hạnh phúc; xây dựng truyền thống hiếu học và truyền thống thực thi pháp luật, hướng thiện, nhân đạo.
Thay mặt Đảng ủy, UBND, UBMTTQ Việt Nam phường Nghĩa Tân, ông Nguyễn Hoàng Anh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường đánh giá cao những kết quả đã đạt được của TDP 13 trong suốt chiều dài 50 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Những thành tích của chi bộ, TDP 13 đạt được đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của phường Nghĩa Tân. Bên cạnh đó, sự đóng góp của TDP 13 còn làm sáng tỏ về mặt lý luận về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhân dân ở cơ sở cũng như kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn vận động quần chúng, tổ chức xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong thời gian tới, để đạt được mục tiêu xây dựng TDP 13 trở thành một đô thị văn minh, hiện đại và phát triển bền vững, ông Nguyễn Hoàng Anh nhấn mạnh, Chi bộ, tổ dân phố và nhân dân TDP 13 cần tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện văn hóa - xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Chi bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực chuyên môn cao...

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.