Hà Nội: Bước sang giai đoạn 3 cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cuộc thi kéo dài đến cuối năm 2022, nhằm phổ biến quy định của pháp luật trong môi trường mạng nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn thành phố nâng cao hiểu biết pháp luật trên môi trường mạng và ý thức chấp hành pháp luật trên môi trường mạng.

Theo đó, cuộc thi được thực hiện đến cuối năm 2022, qua 4 giai đoạn. 

Trong quý I/2022, Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức cuộc thi đến các sở, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã; thành lập Ban Tổ chức cuộc thi thành phố.

Quý II/2022, sẽ xây dựng thể lệ cuộc thi; xây dựng Website cuộc thi; tuyên truyền, phổ biến thông tin về cuộc thi; phát động cuộc thi; thành lập Ban Giám khảo và Tổ Thư ký cuộc thi cấp Thành phố; hướng dẫn triển khai cuộc thi.

Hà Nội: Bước sang giai đoạn 3 cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng - ảnh 1
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về Ứng xử trên môi trường mạng được triển khai đến quý 4 năm 2022

Hiện tại, trong Quý III và IV/2022, Ban Tổ chức đang tiến hành tổ chức thu, nộp bài dự thi; xây dựng đáp án chấm thi và tổ chức chấm thi; triển khai thực hiện bình chọn video, clip của các đơn vị tham gia cuộc thi; tổng kết và trao giải cuộc thi.

UBND Thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình thực tế ở địa phương tổ chức chấm sơ loại để chọn 2 video, clip gửi cho Ban Tổ chức Cuộc thi Thành phố. Những video, clip đạt chất lượng sẽ được đăng tải công khai trên website cuộc thi để bình chọn. Kết quả cuộc thi sẽ được đăng tải trên Trang thông tin tuyên tuyền, phổ biến pháp luật của Thành phố (https://pbgdpl.hanoi.gov.vn).

Đối tượng tham gia cuộc thi gồm tập thể, cá nhân hiện đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội, trừ thành viên Ban tổ chức, Tổ giúp việc và những bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức cuộc thi.

Hình thức thi: Xây dựng video, clip với thời lượng không quá 5 phút gửi về Ban tổ chức cuộc thi thành phố. Nội dung thi là tìm hiểu về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội; kiến thức pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về cơ cấu giải thường, có 2 giải Nhất, 10 giải Nhì, 20 giải Ba, 28 giải Khuyến khích, 8 Giải phụ. Trong đó, giải Nhất sẽ được nhận tiền thưởng là 10 triệu đồng/giải; giải Nhì 7 triệu đồng/giải; giải Ba 5 triệu đồng/giải; giải Khuyến khích 3 triệu đồng/giải; giải phụ 1 triệu đồng/giải.

UBND Thành phố khuyến khích các cơ quan, tổ chức tham gia xã hội hóa cho kinh phí giải thưởng và tổ chức triển khai thực hiện cuộc thi. Tùy theo điều kiện thực tế, Ban Tổ chức cuộc thi Thành phố có thể điều chỉnh cơ cấu giải thưởng, mức giải thưởng và những nội dung khác liên quan đến cuộc thi.

Cuộc thi nhằm phổ biến quy định của pháp luật trong môi trường mạng nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn thành phố nâng cao hiểu biết pháp luật trên môi trường mạng và ý thức chấp hành pháp luật trên môi trường mạng.

Đồng thời, lan tỏa giá trị văn hóa pháp lý trên môi trường mạng, xây dựng thói quen tích cực của người sử dụng trên không gian mạng và kỹ năng cần thiết tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh, đồng thời, lan tỏa những giá trị văn hóa, xã hội tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh.

Cuộc thi còn nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 trên địa bàn thành phố Hà Nội và tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.


Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

Những người trẻ truyền lửa khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Không chỉ là những người trẻ tài năng, xuất sắc trong các lĩnh vực, họ còn là những hạt nhân tiên phong hành động, truyền lửa khát vọng cống hiến, phụng sự đất nước, cộng đồng. Họ là những gương mặt tiêu biểu được đề cử giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023.