Hơn 70% người chuyển giới e ngại khi tiếp cận không gian công cộng

GIA THỊNH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Đây là thông tin từ Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế & Môi trường (iSEE) tại sự kiện “Hành trình Tự do và Bình đẳng 2023” diễn ra vào sáng ngày 22/9/2023 tại Hà Nội

Hơn 70% người chuyển giới e ngại khi tiếp cận không gian công cộng - ảnh 1

Sự kiện “Hành trình Tự do và Bình đẳng 2023” thu hút nhiều sự quan tâm của các chuyên gia, người làm luật, đại diện các tổ chức và cộng đồng người chuyển giới. (Ảnh: IT’S T TIME)

Sự kiện “Hành trình Tự do và Bình đẳng 2023” là dịp để nhìn lại hành trình của Chiến dịch Tự Do và Bình đẳng 2023 nói chung và chiến dịch “Tờ A4 - Bắt đầu có hậu” nói riêng. Đến với chương trình, người tham dự có cơ hội lắng nghe Ban Tổ chức công bố kết quả chiến dịch, được phát biểu và giao lưu với các khách mời đặc biệt như Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Luật sư Đinh Hồng Hạnh…

“Có đến 44,6% người chuyển giới phải chịu bạo lực học đường, hơn 70% người chuyển giới cảm thấy e ngại khi tiếp cận các không gian công cộng vì những định kiến và nỗi sợ bị phân biệt đối xử…”, ông Vương Khả Phong - Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế & Môi trường (iSEE), Phó Giám đốc Chương trình chia sẻ tại sự kiện.

Ông Chu Thanh Hà (người sáng lập, thành viên Ban Điều hành Tổ chức vận động về quyền của người chuyển giới, đa dạng giới IT'S T TIME) nhận định: “Việc chưa được thay đổi tên và giới tính trên giấy tờ đang tạo ra những trở ngại và thách thức khiến cho người chuyển giới, người đa dạng giới gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, pháp lý, ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các quyền cơ bản mà họ xứng đáng nhận được”.

Hơn 70% người chuyển giới e ngại khi tiếp cận không gian công cộng - ảnh 2

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí bày tỏ sự thấu hiểu và đồng cảm đối với cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam. (Ảnh: IT’S T TIME)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Chuyển đổi giới tính tại Việt Nam nêu lên một số điểm chính được triển khai trong dự án Luật này như khẳng định cộng đồng người chuyển giới là có thật, chuyển giới không phải là bệnh và xứng đáng được sống bình đẳng; trách nhiệm của các cấp chính quyền với người chuyển giới; quy định về y tế với người chuyển giới và những việc cần làm với người đã chuyển đổi giới tính trước đó…

Sự kiện còn có sự tham gia của Luật sư Đinh Hồng Hạnh, thành viên Hội đồng cố vấn ICS Center. Luôn quan tâm đến các vấn đề pháp lý liên quan đến người chuyển giới trong gần 10 năm qua, bà nhấn mạnh: “Những mâu thuẫn trong những quy định của pháp luật đang gây ra nhiều khó khăn cho người chuyển giới. Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính và các dự thảo trước đó của Bộ Y tế đưa ra rất nhiều các quy định, trong đó bao gồm việc một người phải đang độc thân mới được thực hiện quy trình chuyển đổi giới tính. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận kết hôn giữa những người cùng giới tính.

Nếu pháp luật về hôn nhân đồng giới được thông qua, nhiều quyền lợi liên quan sẽ xuất hiện như quyền về con cái, tài sản, quan hệ hôn nhân - gia đình… Khi đó, quy định phải ở trong tình trạng độc thân mới được chuyển đổi giới tính sẽ tự động được hủy bỏ”.

Hơn 70% người chuyển giới e ngại khi tiếp cận không gian công cộng - ảnh 3
Các ý kiến chia sẻ tại sự kiện

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, nhiều bạn trẻ thuộc cộng đồng người chuyển giới đã chia sẻ câu chuyện và bộc bạch tâm sự của bản thân, song song với đó là khu vực triển lãm trưng bày những lát cắt trong cuộc sống của người chuyển giới.

Bạn Phương, một người chuyển giới nam, trải lòng: “Để có con như các cặp đôi bình thường khác, mình gặp rất nhiều hạn chế về mặt pháp luật. Vì muốn có một mối liên hệ, mình quyết định lấy trứng của mình để thụ tinh bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên, phải có giấy đăng ký kết hôn thì mới có thể thụ tinh, mà giới tính phải là nam với nữ mới có thể đăng ký kết hôn được. Cho đến hiện tại, hai bé nhà mình vẫn chỉ có tên mẹ, mình cảm thấy rất thiệt thòi cho các bé”.

Triển lãm, tọa đàm và gặp mặt cộng đồng “Hành trình tự do và bình đẳng” nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Tự Hào Hà Nội (Hanoi Pride 2023) và Chiến dịch Tự do và Bình đẳng của Liên Hợp Quốc. Chiến dịch được Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức vận động về quyền của người chuyển giới, đa dạng giới IT’S T TIME và Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) thực hiện.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

Cảnh báo mạo danh Hội LHPN Hà Nội để quảng bá các cuộc thi áo dài

(PNTĐ) - Thời gian qua, đường dây nóng Báo Phụ nữ Thủ đô nhận được nhiều phản ánh của các phụ nữ bị một nhóm đối tượng lập trang facebook giả mạo quảng cáo tổ chức các cuộc thi Lễ hội áo dài Xuân Giáp Thìn 2024, Lễ hội áo dài truyền thống Việt Nam chào xuân 2024,… đăng tuyển thí sinh tham gia. Điều đáng nói là các trang fanpage này sử dụng toàn bộ hình ảnh từ các cuộc trình diễn áo dài của Hội LHPN Việt Nam và Hội LHPN Hà Nội mà không được sự cho phép, mạo danh các tổ chức có uy tín để dẫn dụ người tham gia.
Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

Siết chặt quản lý các nhóm dạy “làm liều” trên mạng xã hội

(PNTĐ) - Theo Tiến sĩ, Thượng tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an, một phần nguyên nhân của các vụ cướp ngân hàng ngày càng liều lĩnh, táo tợn thời gian gần đây xuất phát từ mạng xã hội với sự xuất hiện của các nhóm như "vỡ nợ muốn làm liều" thu hút hàng nghìn người tham gia...
Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

(PNTĐ) - Sáng ngày 30/11/2023, Toà án Nhân dân huyện Thanh Oai đã mở phiên toà xét xử nhóm thanh niên sử dụng “phóng lợn”, vỏ chai bia ném, đuổi đánh nhau gây mất trật tự công cộng tại đường tỉnh lộ 427 thuộc địa phận thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.