Huyện Gia Lâm: Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cứu nạn đuối nước

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với mục tiêu nâng cao ý thức phòng ngừa tai nạn đuối nước và tăng cường kỹ năng ứng phó khi có sự cố xảy ra, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo triển khai tuyên truyền trọng điểm tại các khu vực có hồ nước nhân tạo, đặc biệt là hồ Lagoon - khu đô thị Gia Lâm.

Theo đó, Tổ địa bàn PCCC&CNCH Gia Lâm đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, ban quản lý khu đô thị và người dân tổ chức hướng dẫn kỹ năng thoát nạn, sơ cứu và cứu người bị đuối nước.

Huyện Gia Lâm: Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cứu nạn đuối nước  - ảnh 1

Người dân ký cam kết thực hiện đúng các khuyến cáo an toàn tại hồ Lagoon

Hồ Lagoon nằm trong khuôn viên khu đô thị Gia Lâm là khu vực cảnh quan nước lớn, thu hút đông đảo người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ đến vui chơi vào mùa hè. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước tại đây luôn hiện hữu nếu không có biện pháp phòng ngừa và hướng dẫn kỹ năng an toàn.

Huyện Gia Lâm: Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cứu nạn đuối nước  - ảnh 2
Cán bộ PCCC&CNCH hướng dẫn người dân cách sử dụng áo phao đúng cách tại hồ Lagoon

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng đuối nước, đặc biệt trong dịp nghỉ hè, Tổ địa bàn PCCC&CNCH Gia Lâm đã chủ động phối hợp với Ban Quản lý khu đô thị tổ chức buổi tuyên truyền - huấn luyện kỹ năng cứu nạn đuối nước với các nội dung trọng tâm sau: Hướng dẫn người dân nhận biết dấu hiệu đuối nước, đặc biệt ở trẻ nhỏ (khua tay, không kêu cứu được, lặng dần); diễn tập cứu người bị nạn bằng các vật nổi thay thế như can nhựa, áo phao, dây thừng; thực hành sơ cứu tại chỗ: ép ngực, hà hơi ngạt; khuyến cáo không bơi lội tự phát, không để trẻ nhỏ vui chơi sát mép hồ khi không có người lớn giám sát; cách gọi hỗ trợ và giữ an toàn cho bản thân khi cứu người.

Nhờ sự phối hợp tích cực giữa các lực lượng chức năng và ý thức tham gia của người dân, hoạt động tuyên truyền tại hồ Lagoon đã tạo chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cộng đồng. Nhiều hộ dân đã chủ động trang bị áo phao, nhắc nhở trẻ nhỏ không lại gần khu vực hồ một mình.

Huyện Gia Lâm: Tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cứu nạn đuối nước  - ảnh 3
Tổ địa bàn PCCC&CNCH Gia Lâm phổ biến kỹ năng sơ cứu tại chỗ

Trong thời gian tới, Tổ địa bàn PCCC&CNCH Gia Lâm - Phòng PC07 sẽ tiếp tục tổ chức thêm các buổi hướng dẫn tại các khu vực có ao, hồ, bể bơi công cộng… trên toàn địa bàn, đặc biệt trong mùa hè cao điểm để lan tỏa mạnh mẽ thông điệp “Phòng, chống đuối nước - Trách nhiệm không của riêng ai”.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

Thay đổi nhận thức xã hội về phụ nữ trong khoa học công nghệ thông qua truyền thông

(PNTĐ) - Báo chí là một kênh thông tin mạnh mẽ, không chỉ truyền tải các câu chuyện về thành công của phụ nữ mà còn tạo ra không gian để tôn vinh và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào các ngành Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học (STEM). Thông qua các bài viết, phóng sự hoặc chiến dịch truyền thông, báo chí giúp xóa bỏ định kiến giới, khuyến khích phụ nữ tự tin theo đuổi đam mê và thúc đẩy các chính sách hỗ trợ bình đẳng trong lĩnh vực khoa học công nghệ (KHCN).
Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.