Lấy sức khỏe người dân làm ưu tiên hàng đầu

Chia sẻ

Năm 2022, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xác định mục tiêu tổng quát là tập trung triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020 với trọng tâm là lấy bảo vệ sức khỏe người dân làm ưu tiên hàng đầu; đưa nhanh các chính sách mới của luật đi vào cuộc sống...

Năm 2022, Tổng cục Môi trường xác định mục tiêu tổng quát là tập trung triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020 với trọng tâm là lấy bảo vệ sức khỏe người dân làm ưu tiên hàng đầu; đưa nhanh các chính sách mới của luật đi vào cuộc sống nhằm đảo ngược xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm thiểu phát sinh, tăng cường phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế, tận dụng tối đa giá trị của chất thải; thúc đẩy việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở từng ngành, lĩnh vực và từng địa phương, cơ sở…

Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, đồng chí Nguyễn Văn Tài, Tổng cục Trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: Tổng cục môi trường tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền, phổ biến, triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo luật mới, đặc biệt là các quy định mới, lần đầu tiên triển khai như cơ chế cấp giấy phép môi trường thay cho các thủ tục hành chính về môi trường trước đây; các quy định mới về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; các cơ chế về kinh tế tuần hoàn và một số công cụ kinh tế mới như trái phiếu xanh, tín dụng xanh, chi trả dịch vụ hệ sinh thái; quản lý chất các chất hữu cơ khó phân hủy.

Một số quy hoạch sẽ được xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành như Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia, Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một số hoạt động tiếp tục được thực hiện như kiểm soát chặt chẽ, chủ động giám sát các nguồn thải lớn (khu công nghiệp, làng nghề…), cơ sở, dự án lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thông qua tiếp tục duy trì, kiện toàn; nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ giám sát môi trường; tăng cường quan trắc, giám sát, cảnh báo môi trường, đảm bảo các dự án vận hành, hoạt động an toàn về môi trường; ứng phó xử lý kịp thời, hiệu quả đối với các vụ việc, sự cố liên quan đến môi trường phát sinh...

Bên cạnh đó, Tổng cục đẩy mạnh các hoạt động bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, triển khai tốt các quy định mới của pháp luật về di sản thiên nhiên; xây dựng, thực hiện các hoạt động nhằm triển khai kết quả của Hội nghị COP-26 liên quan đến phục hồi thiên nhiên, sử dụng các giải pháp từ thiên nhiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu; kiện toàn bộ máy tổ chức, vị trí công tác; tăng cường cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong chỉ đạo, điều hành.

HOÀNG ANH

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.