Hà Nội:

Mục tiêu kép trong Chương trình Chuyển đổi số

CHU CHÍ LINH (Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bám sát quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai, Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội nhằm mục tiêu kép vừa phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực đi ra toàn cầu.

Mục tiêu kép trong Chương trình Chuyển đổi số - ảnh 1
Người dân tra cứu hồ sơ tại bộ phận một cửa quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Thanh Hải

Hà Nội đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025 trên các lĩnh vực: Chuyển đổi số; phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số. Trong đó, về chuyển đổi số, Hà Nội thuộc nhóm 5 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, công nghệ thông tin, chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng. Hà Nội đứng trong nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo.

Về phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả hoạt động, Hà Nội phấn đấu 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến mức độ 4, có thể thực hiện trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố về kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ và Thành phố.

 Cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm. Đồng thời, hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. Hà Nội phấn đấu thuộc nhóm 5 địa phương đứng đầu cả nước về phát triển chính quyền điện tử, xây dựng chính quyền số...

Về phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn chiếm khoảng 30%; tốc độ tăng năng suất lao động từ 7-7,5%. Hoàn thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo thành phố.

Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Hạ tầng băng rộng phủ trên 80% hộ gia đình, 100% xã, phường, thị trấn. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh, mọi người dân được truy cập internet băng rộng với chi phí thấp. Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%...

Đến năm 2030, Hà Nội thuộc nhóm 3 địa phương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số, về công nghệ thông tin, về chỉ số cạnh tranh, về đổi mới sáng tạo, về an toàn, an ninh mạng.

Chương trình cũng đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu dựa trên 3 trụ cột chính là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số với 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp tương ứng gồm: Chuyển đổi nhận thức, kiến tạo thể chế, phát triển hạ tầng và nền tảng số; thông tin và dữ liệu số; hoạt động chuyển đổi số; an toàn, an ninh mạng; đào tạo và phát triển nhân lực.

Nói đến chuyển đổi số, thanh niên được coi là người bản địa trong thế giới số. Vì thanh niên được sinh ra trong thời đại kỹ thuật số khi máy tính và Internet đã trở nên khá phổ biến. Từ nhỏ đã có những nhận thức căn bản và gần gũi với các thiết bị và công cụ kỹ thuật số ở môi trường xung quanh. Điều này vô hình chung đã mang lại cho thế hệ thanh niên hiện nay sự hiểu biết trực quan và khả năng sử dụng tất cả các công cụ số. Việc tiếp cận và tiếp thu chuyển đổi số cần có con người số, công dân số mà thanh niên sẽ là lực lượng dễ tiếp cận, tiếp thu nhất. Họ là nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với điều kiện mới, luôn khao khát được đóng góp, cống hiến vì sự phát triển chung của đất nước. 

Với những nỗ lực của các cấp, sở, ngành và UBND quận huyện, đến nay Hà Nội đã ban hành nhiều kế hoạch để triển khai chương trình. Với nhiều hội thảo chuyên đề về kinh tế số, chính phủ số được tổ chức, hy vọng trong thời gian tới bức tranh chuyển đổi số của Hà Nội sẽ rực rỡ, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.