Nhiều khởi sắc ở vùng dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức

Chi Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Huyện Mỹ Đức có 3,24% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó, đồng bào Mường chiếm 3,04%. Đồng bào DTTS cư trú ở hầu hết các xã, thị trấn nhưng chủ yếu tập trung ở 13 thôn của xã An Phú. 5 năm qua, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo các chính sách, nghị quyết, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đạt được kết quả to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

Vùng đất trũng “An Phú” vươn mình

Về Mỹ Đức (Hà Nội) những ngày này mới cảm nhận được sự đổi thay rõ rệt. Những con đường ở khu vực trung tâm huyện sạch sẽ, nhiều tuyến đường xanh, sạch đẹp. Bên cạnh đó là những ngôi nhà, trụ sở cơ quan Nhà nước khang trang, hiện đại. Đến nay, 21 xã của huyện Mỹ Đức đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Mỹ Đức có một xã miền núi là xã An Phú với dân tộc Mường chiếm 67%. Nơi đây nằm giáp ranh 2 tỉnh Hoà Bình và Hà Nam, có 13 thôn với tổng dân số hơn 10.000 người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 57%, chủ yếu là dân tộc Mường. Nhiều năm trước, việc đi lại của đồng bào các dân tộc nơi đây rất khó khăn do địa bàn xa trung tâm, hệ thống giao thông chủ yếu là đường đất.

15 năm hợp nhất về với Thủ đô, được sự quan tâm đầu tư lớn của TP Hà Nội, hạ tầng giao thông về xã An Phú đã được nâng cấp ngày một đồng bộ. Một loạt tuyến đường được xây dựng từ nguồn vốn Kế hoạch số 253/KH-UBND của UBND TP Hà Nội đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng, như đường trục chính đi khu chuyển đổi thôn Thanh Hà; đường trục chính đi khu chuyển đổi thôn Nam Hưng; đường giao thông nông thôn đoạn từ thôn Đồng Chiêm đến đường liên xã; đường trục chính từ UBND xã An Phú đến Quốc lộ 21A…

Nhiều khởi sắc ở vùng dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức - ảnh 1
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân trao Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho 4 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác dân tộc, miền núi huyện Mỹ Đức.

An Phú cũng là địa bàn trồng sen lớn nhất của Hà Nội với hơn 200ha chuyên trồng sen của các hộ gia đình. Mùa sen kéo dài từ tháng 5 đến cuối tháng 9, nhưng tháng 6 và tháng 7 là dịp sen nở rộ nhất. Những đầm sen An Phú để lại ấn tượng bởi thay vì nằm giữa những cánh đồng, những đầm sen ở đây tỏa rộng sát đến chân núi.

Những dãy núi đá điệp trùng làm nền cho những đầm sen rộng mênh mông. Vào mỗi vụ sen, người dân không chỉ thu hoạch các sản phẩm hoa sen, đài sen mà còn khai thác du lịch. Đặc biệt, mô hình trồng sen vừa cho hiệu quả kinh tế cao vừa giải quyết được vấn đề ruộng đồng bị bỏ hoang do thường xuyên ngập nước.

Theo Chủ tịch UBND xã An Phú Bùi Văn Chuyện, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã An Phú. Tính trong giai đoạn 2019 - 2024, tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của địa phương này đạt khoảng 6%. Đồng bào các dân tộc tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh các mô hình kinh tế mới như trồng sen kết hợp nuôi trồng thuỷ sản. Nhờ đó, thu nhập bình quân đầu người của người dân xã An Phú đến nay đã đạt khoảng 56 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, hiện còn 0,8%. Xã An Phú cũng đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021.

Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được nâng cao

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mỹ Đức Đặng Văn Cảnh đánh giá, kết quả phát triển của xã An Phú trong 5 năm qua (2019 - 2024) có được là nhờ sự quan tâm đầu tư lớn về nguồn lực của Hà Nội. Trên cơ sở nguồn lực của TP, địa phương đã chỉ đạo thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các dự án dân sinh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các dự án được thi công bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Cùng với xã An Phú nói riêng, 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện Mỹ Đức đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo các chính sách, nghị quyết, pháp luật của Đảng, Nhà nước, đạt được kết quả to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Kết cấu hạ tầng vùng dân tộc và miền núi của huyện được cải thiện rõ rệt, góp phần đắc lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của đồng bào vùng dân tộc và miền núi. Đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc được nâng cao, văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy.

Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ III năm 2024 của huyện cho thấy, tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 6%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 45 triệu đồng, năm 2023 là 56 triệu đồng (tăng 11 triệu đồng so với năm 2019). Tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 6,5%, đến cuối năm 2023 là 0,8%.

Nhiều khởi sắc ở vùng dân tộc thiểu số huyện Mỹ Đức - ảnh 2
Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Nguyên Quân trao Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho 4 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác dân tộc, miền núi huyện Mỹ Đức.

Huyện giữ vững tỷ lệ 100% xã đạt tiêu chí về quốc gia y tế. Tỷ lệ sinh bình quân từ 0,01% đến 0,02% năm. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100%. Đến nay, có 89% số hộ đạt gia đình văn hóa; 12/13 thôn tại xã An Phú được công nhận Làng văn hóa, chiếm 92%.

Trong giai đoạn 2019-2024, huyện Mỹ Đức đã thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Từ năm 2019-2022, xây mới, sửa chữa nhà cho 43 hộ nghèo, hộ cận nghèo, với số tiền là 2,150 tỷ đồng. Từ năm 2019 đến hết năm 2023, hỗ trợ tiền điện, với tổng kinh phí 373.611 triệu đồng. Giai đoạn từ năm 2019 đến 2023, giới thiệu, giải quyết việc làm cho 415 lao động. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 69 hộ, với kinh phí là 345 triệu đồng. Hỗ trợ nước sinh hoạt cho 155 hộ với kinh phí trên 232 triệu đồng.

Từ năm 2019 - 2024 đã mở 19 lớp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc và đồng bào vùng DTTS lớp với hơn 2.000 lượt người tham dự, với kinh phí 550 triệu đồng. Chính sách cho người có uy tín được thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời, nhằm phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Kinh phí thực hiện chính sách cho người có uy tín trong giai đoạn 2019 - 2024 là hơn 1,170 tỷ đồng.

Từ nay đến năm 2029, huyện Mỹ Đức đặt mục tiêu đưa mức sống và thu nhập của nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi bằng nhân dân các xã trong huyện. Cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của TP. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục, đạt 100%. Thôn, làng có nhà văn hóa tỷ lệ đạt 100%, gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa đạt tỷ lệ 86 - 88%. Duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Xã thôn vùng đồng bào DTTS có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và đời sống của người dân.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người DTTS đạt trên 80-85%. Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% hộ dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh và tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn theo quy định. Phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2029.

Ông Nguyễn Nguyên Quân - Trưởng ban Dân tộc TP Hà Nội tin tưởng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục làm tốt công tác đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào DTTS; Ưu tiên các nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, làm tốt công tác giảm nghèo; Phát huy tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch của xã miền núi An Phú; quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS của huyện; giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc để xây dựng phát triển kinh tế - xã hội.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo  hiểm

Đảm bảo giải quyết kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm

(PNTĐ) - Trước tình hình thiên tai, mưa lũ do cơn bão số 3 gây ra ở nhiều địa phương, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chủ trì các cuộc họp khẩn, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố nhanh chóng triển khai các giải pháp ứng phó linh hoạt với quan điểm xuyên suốt: bất kể trong mọi tình huống phải luôn đảm bảo tốt nhất, nhanh nhất quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT theo quy định.
Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi ốc nhồi

Phát triển kinh tế gia đình từ mô hình nuôi ốc nhồi

(PNTĐ) - Trên địa bàn huyện Mê Linh, nhiều tấm gương hội viên phụ nữ vươn lên làm kinh tế giỏi, vượt qua khó khăn để ổn định cuộc sống gia đình. Điển hình là bà Tạ Thị Viền, Ủy viên Ban Thường vụ Hội LHPN xã Vạn Yên đã triển khai thành công mô hình nuôi ốc nhồi.