Quận Tây Hồ: Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 8/6, Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ quận Tây Hồ phối hợp với UBND quận tổ chức hội thảo lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung thực hiện quy chế dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng và quản lý trật tự xây dựng – đô thị trên địa bàn Quận.

Những thành tựu bước đầu…

Báo cáo tóm tắt kết quả việc thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) và quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn Quận, đồng chí Hoàng Tuấn Anh - QUV, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết: Trong những năm qua, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở luôn được các cấp ủy Đảng, từ quận đến cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị quận và triển khai thực hiện  nghiêm túc; góp phần bảo đảm và phát huy quyền của nhân dân được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện QCDC trong công tác GPMB thực hiện dự án và Quản lý trật tự xây dựng đã được các phòng ban chuyên môn UBND quận, UBND các phường, cấp ủy các chi bộ, tổ dân phố thực hiện có hiệu quả.

Quận Tây Hồ: Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ - ảnh 1
Quang cảnh hội thảo

Đặc biệt, công tác GPMB, thu hồi đất luôn đảm bảo dân chủ công khai, minh bạch các chế độ chính sách đối với người bị thu hồi đất, trong suốt quá trình thực hiện từ khi bắt đầu triển khai dự án (như tổ chức họp đối thoại với nhân dân, công khai dự án, chế độ chính sách; điều tra khảo sát; lập, thẩm định và phê duyệt phương án; chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ;...) thường xuyên có sự giám sát chặt chẽ của MTTQ và các Tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể của phường, quận đến có sở; kịp thời tháo gỡ vướng mắc nếu có phát sinh.

Đối với thực hiện QCDC trong công tác quản lý TTXD (từ tháng 8/2018 - 5/2023), tỷ lệ công trình xây dựng có phép đạt 99,55% (2.907/2.020 công trình); Giấy phép xây dựng các công trình được công khai; kịp thời xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư của công dân...

Kết quả từ năm 2022 đến 5 tháng đầu năm 2023, có 778 trường hợp chấp hành nghĩa vụ thuế xây dựng tư nhân (đạt 94,5%), trong đó 611 trường hợp nộp thuế bằng tiền với tổng số tiền khoảng 10,2 tỷ đồng; UBND các phường đã xử phạt VPHC đối với 32 trường hợp không thực hiện công khai GPXD theo quy định, với tổng mức xử phạt VPHC 240 triệu đồng, các chủ thể vi phạm đã nộp phạt VPHC và tự khắc phục vi phạm thực hiện công khai GPXD theo quy định.

UBND Quận cũng tiếp tục thực hiện hiệu quả việc tiếp công dân, giải quyết kiến nghị, khiếu nại của người dân về công tác GPMB, thực hiện dự án, công tác TTXD như: thông qua tiếp định kỳ của lãnh đạo UBND quận và phường; tiếp thường xuyên; tiếp đột xuất; tiếp nhận và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định.

Sửa đổi, bổ sung để đồng bộ, toàn diện

Có thể thấy, với những nỗ lực của các cấp ủy Đảng, công tác thực hiện QCDC cơ bản đạt những kết quả tích cực. Tuy nhiên, thực tiễn cùng với thành tựu, Đảng bộ Quận Tây Hồ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, phức tạp liên quan đến công tác GPMB và quản lý TTXD như: Một số hộ dân còn nhận thức chưa đầy đủ, chưa chấp hành tốt việc thực hiện QCDC; công tác GPMB còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách hỗ trợ, đơn giá bồi thường… đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn quận.

Quận Tây Hồ: Lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ - ảnh 2
Các đại biểu tham gia góp ý kiến tại hội nghị

Chưa kể, cùng với sự vận động không ngừng của xã hội, hệ thống văn bản quản lý nhà nước liên quan đến vấn đề dân sinh cũng liên tục thay đổi và bổ sung; một số nội dung trong quy chế không còn phù hợp với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng không nhỏ đến người dân và công tác quản lý của chính quyền Quận và phường.

“Để việc xây dựng và thực hiện QCDC trong công tác GPMB và quản lý TTXD-ĐT trên địa bàn Quận đạt hiệu quả cao, BCĐ xây dựng và thực hiện QCDC Quận phối hợp với UBND quận tiến hành xây dựng dự thảo, tổ chức lấy ý kiến góp ý, trên cơ sở đó sửa đổi, bổ sung để sớm thông qua Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác GPMT và quản lý TTXD-ĐT trên địa bàn Quận Tây Hồ; đồng thời tổ chức lấy ý kiến; từ đó đảm bảo đúng với các quy định hiện hành” – đồng chí Nguyễn Anh Tuấn – Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Tây Hồ chia sẻ.

Tại hội nghị, đồng chí Phùng Văn Dũng – Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy gợi ý một số nội dung liên quan tới việc sửa đổi, bổ sung quy chế thực hiện dân chủ trong công tác giải phóng mặt bằng và quản lý trật tự xây dựng – đô thị trên địa bàn quận Tây Hồ.

Theo đó, đồng chí Dũng cho biết, để phù hợp với thực tế Luật Dân chủ cơ sở sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/7/2023, BCĐ thực hiện quy chế dân chủ - UBND quận Tây Hồ có thể cân nhắc lùi thời hạn ban hành Quy chế (sửa đổi, bổ sung) sang tháng 7, điều chỉnh thêm căn cứ thực hiện.

“Bên cạnh đó, cập nhật các văn bản, chủ trương mới, chẳng hạn mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn, xem các quy định này có ảnh hưởng gì tới quy chế dân chủ trong 2 lĩnh vực quận đang đề cập không? Xem xét xem một số chính sách mới mà Chính phủ, Thành phố ban hành như quy định ủy quyền quyết định giá đất bồi thường cho cấp quận, thì quy chế thực hiện như thế nào? Khi quận quyết định một mức giá bồi thường nào đó liệu có tham khảo ý kiến dân chủ không?” – đồng chí Dung nêu vấn đề.

Để làm được những việc trên, Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy cho rằng, thứ nhất, Ban dân vận Quận ủy cần phát huy vai trò là cơ quan đầu mối, phối hợp với các ban ngành, cơ quan rà soát các quy định, nội dung mới của pháp luật; tập hợp ý kiến góp ý của các phòng, ban, ngành, các phường theo lĩnh vực, trách nhiệm mình phụ trách… để có ý kiến tổng quan nhất. Đặc biệt, việc ban hành Quy chế dân chủ phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật, đồng bộ và tính toán tới yếu tố đặc thù của địa phương.

Dự thảo Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác GPMB và Quy chế thực hiện dân chủ trong công tác quản lý TTXD-ĐT ở cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ, mỗi quy chế bao gồm 5 chương 18 điều. Dự thảo được ban hành nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo nguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, thực hiện dân chủ trực tiếp của Nhân dân, thực hiện phương châm dân biết – dân bàn - dân làm – dân kiểm tra”, trong đó quy định rõ trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác GPMB và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.
Tại Hội thảo, ban tổ chức đã nhận được 27 tham luận của các cơ quan, đơn vị; có 6 ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo, trong đó tập trung vào một số nội dung: Vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính tqqrị - xã hội quận tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện QCDC trong công tác GPMB thực hiện các dự án trên địa bàn quận; Công tác phối hợp với các phòng, Ban chuyên môn của UBND quận và UBND phường trong việc xác định nguồn gốc đất để thực hiện GPMB xây dựng dự án trên địa bàn quận; Công tác phối hợp giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng quận, Trung tâm phát triển quỹ đất với UBND các phường trong việc triển khai thực hiện công tác GPMB các dự án đảm bảo tiến độ; Công tác phối hợp tổ chức lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình công khai và cung cấp thông tin đối với các quy hoạch đã được phê duyệt để nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra…

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

Hội LHPN Hà Nội tập huấn công tác đối ngoại năm 2024

(PNTĐ) - Chiều 19/4, Hội LHPN Hà Nội tổ chức tập huấn công tác đối ngoại năm 2024 với chuyên đề: "Hiệp định Giơnevơ - Ý nghĩa lịch sử với tình hình Việt Nam và thế giới hiện nay”. Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Thị Thiên Hương đến dự.
 Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

Thủ đoạn mới: Gắn định vị vào gói hàng ma tuý để thả trôi trên biển

(PNTĐ) - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Quang, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04 - Bộ Công an) cho biết, thời gian qua, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gói ma túy được đóng gói và có thiết bị định vị, để rồi sau đó các đối tượng buôn bán trục vớt mang đi tiêu thụ.
Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

Công bố biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029

(PNTĐ) - Biểu trưng Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX là hình ảnh kết hợp cấu trúc chữ tượng hình từ số lần Đại hội, biểu hiện thông qua chữ số IX, là sự tích hợp các hình tượng tiêu biểu xoay quanh biểu trưng Thanh niên Việt Nam.