Tập huấn kỹ năng đưa tin, bài về lao động trẻ em

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 4/5, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế ILO tổ chức khóa học bồi dưỡng “Nhà báo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em”.

 
Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế ILO tổ chức khóa học bồi dưỡng “Nhà báo với công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em” cho hơn 30 nhà báo trung ương và địa phương.
 
Tập huấn kỹ năng đưa tin, bài về lao động trẻ em - ảnh 1
Ông Mai Đức Lộc, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại lễ khai mạc

 
Tại buổi khai mạc, ông Mai Đức Lộc, Phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, chương trình tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật cho các nhà báo.
 
Trong điều kiện hiện nay, hội nhập kinh tế phát triển thì vấn đề lao động trẻ em cũng trở nên phức tạp, đòi hỏi đội ngũ người làm báo phải có những thông tin, nhận thức chính xác từ đó mới có những bài viết hiệu quả.
 
Các diễn giả tại khoá tập huấn gồm ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ,TB&XH), TS Bùi Tiến Đạt – giảng viên Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động)… trình bày về thực trạng lao động trẻ em ở Việt Nam, nhận diện lao động trẻ em, pháp luật Việt Nam và quốc tế liên quan đến lao động trẻ em, các lưu ý khi đưa tin về lao động trẻ em…
 
Sau khoá học, Ban tổ chức sẽ phát động cuộc thi viết về lao động trẻ em và tổ chức trao giải thưởng báo chí về lao động trẻ em.
 
 
Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

Cô gái bại não truyền cảm hứng sống tích cực

(PNTĐ) - Vượt qua mặc cảm và nghịch cảnh, Thân Thị Biên – cô gái trẻ mắc bại não bẩm sinh đã khiến hàng ngàn người xúc động và ngưỡng mộ bởi tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường cùng hành trình truyền cảm hứng tích cực trên mạng xã hội.
Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

Dấu ấn từ sự chuyển động tích cực

(PNTĐ) - Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện, việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp không chỉ là yêu cầu khách quan của thực tiễn, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị Nhà nước.