Tháng 7 sẽ khai thác tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

TRẦN HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ban quản lý đường sắt Hà Nội đang hoàn tất công tác thử nghiệm cuối cùng, nghiệm thu hoàn thành đoạn trên cao của tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội để bàn giao và sẵn sàng khai thác thương mại vào tháng 7 tới.

Tuyến Metro Nhổn - ga Hà Nội dài 12,5 km với 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm, qua 6 quận gồm: Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa và Hoàn Kiếm. Dự án khởi công năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016, nhưng sau nhiều lần lùi tiến độ mốc hoàn thành mới toàn tuyến là năm 2027, đoạn trên cao tháng 7/2024 vận hành thương mại. Hiện tiến độ tổng thể toàn tuyến đạt khoảng 78%, trong đó đoạn trên cao gần 100% và đoạn ngầm 37%.

Hình thành mạng lưới đường sắt đô thị được xem là một trong những trọng tâm ưu tiên trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông của các thành phố lớn. Trong đó, Hà Nội đã quy hoạch 10 tuyến đường sắt đô thị với mục tiêu tăng cường kết nối, giảm ùn tắc giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Mặc dù vậy cần nhìn nhận thực tế, tốc độ mở rộng của mạng lưới đường sắt đô thị ở Hà Nội vẫn còn chậm, chưa gánh vác được vai trò chủ đạo của vận tải công cộng. Trong khi đó, dân số Thủ đô không ngừng gia tăng, áp lực lên hạ tầng giao thông hiện hữu ngày càng lớn, tình trạng ùn tắc giao thông còn diễn biến phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Hà Nội đang nghiên cứu áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Theo đó sẽ lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng tiếp cận và sự thuận tiện cho người dân khi đến các điểm trung chuyển, ga đường sắt đô thị. Ưu tiên khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng sẽ giúp giảm dần nhu cầu đi xe cá nhân, hướng tiến xây dựng đô thị văn minh, thân thiện và phát triển bền vững.

Tháng 7 sẽ khai thác tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội - ảnh 1
Các đoàn tàu chạy tuyến Nhổn - ga Hà Nội. Ảnh: Vietnam+

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cũng cho rằng, mô hình TOD chính là lời giải “bài toán” khó cho giao thông đô thị hiện nay. Phát triển đô thị theo mô hình TOD lấy đầu mối giao thông công cộng (thường là các nhà ga đường sắt) để tích hợp các chức năng sử dụng khác như khu nhà ở, văn phòng, tài chính, thương mại vào bên trong nhà ga và khu vực chung quanh nhà ga trong phạm vi bán kính tối đa 800-1.000m (tương đương với 10-15 phút để người dân đi bộ đến nhà ga).

Muốn hiện thực hóa mục tiêu hình thành mạng lưới đường sắt đô thị rộng khắp, theo ý kiến chuyên gia giải pháp quan trọng là thu hút nguồn lực và ưu tiên hàng đầu về quy hoạch. Tiến sĩ Lê Đình Vinh - Giám đốc Công ty Luật Vietthink nhìn nhận, quy hoạch là linh hồn của đô thị. Quy hoạch tốt không chỉ giúp đô thị văn minh hiện đại, trật tự mà còn mở ra không gian phát triển tạo tiền đề thu hút nguồn lực. Trong phát triển TOD cần lưu ý tới vấn đề quy hoạch đồng bộ của các dự án thành phần, các không gian liên quan và quá trình triển khai cũng cần thực hiện đồng bộ.

Theo PGS, TS Vũ Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giao thông vận tải Việt Đức (Trường đại học Việt Đức), muốn khai thác TOD hiệu quả thì quy trình thu hồi đất, cơ chế bồi thường cũng phải thay đổi. Chính phủ nên cho các thành phố áp dụng cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng, theo nguyên tắc giá đền bù phải đúng với giá thị trường. Vừa qua, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thí điểm triển khai tuyến đường sắt đô thị số 5 từ Văn Cao đến Hòa Lạc theo mô hình TOD. Thành phố có thể áp dụng mô hình TOD để xây dựng cơ chế đặc thù thực hiện đấu giá quyền sử dụng các quỹ đất, ô đất để tạo nguồn thu ngân sách thực hiện dự án.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cảm động hành động xếp quạt, pha nước chanh mời người dân đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Thời tiết hai ngày diễn ra Lễ Quốc tang bắt đầu oi nóng, nhiều người dân từ khắp mọi miền đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Để xua tan không khí oi bức, người dân trên địa bàn thôn Lại Đà đã dành những tình cảm trân quý, tận tay pha nước mát, mở quạt dọc tuyến đường vào viếng Tổng Bí thư.
Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân Đông Anh và cả nước vô cùng tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PNTĐ) - Sáng nay (25/7), lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Cùng thời gian trên, lễ viếng diễn ra tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư - xã Đông Hội, huyện Đông Anh (thành phố Hà Nội).
Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Hà Nội vận dụng sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(PNTĐ) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc, người đồng chí mẫu mực và kính yêu mất đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho chiến sĩ, đồng bào cả nước. Đồng chí mất đi, nhưng những di sản mà đồng chí để lại cho Đảng, cho đất nước và nhân dân sẽ mãi trường tồn, là điểm tựa cho đất nước, cho Thủ đô tiếp tục tiến lên, dựng xây non sông Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Trong những chỉ đạo, định hướng lớn với Đảng bộ Hà Nội về phát triển kinh tế-xã hội, nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thủ đô tiêu biểu luôn được Tổng Bí thư đặc biệt quan tâm...