Xu hướng mới trong ngành thương mại điện tử

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lợi nhuận cao, chi phí thấp, tiếp cận được nhiều người mua. Đây là những lý do giúp hình thức bán hàng livestream (phát trực tuyến) thực sự bùng nổ trên mạng xã hội tại Việt Nam.

Hình thức bán hàng ngày càng thịnh hành

Theo một thống kê mới đây tại Việt Nam, trung bình mỗi ngày, Việt Nam có khoảng 70 đến 80 nghìn phiên livestream bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội. Thậm chí, không chỉ những người buôn bán bình thường mà ngay cả người nổi tiếng, KOL cũng tận dụng hình thức này để kiếm thêm thu nhập.

Có thể nói, đại dịch COVID-19 là nhân tố khách quan đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến. Cộng với sự bùng nổ của tốc độ băng thông Internet (4G,5G) và xu hướng việc sử dụng video cho giải trí và công việc hàng ngày cũng giúp cho việc livestream bán hàng trở nên dể dàng được chấp nhận hơn.

Xu hướng mới trong ngành thương mại điện tử - ảnh 1
Hình thức bán hàng livestream đang ngày càng thịnh hành

Bên cạnh đó, ngoài việc có nhu cầu mua sắm bình thường, người tiêu dùng cũng xem livestream bán hàng như là nguồn giải trí hàng ngày của mình, tương tự như việc đi mua sắm bên ngoài.

Theo nghiên cứu về tâm lý và hành vi mua hàng của người tiêu dùng, kịch bản được khách hàng ưa chuộng và chốt đơn liền tay là kịch bản có sử dụng influencer (người có ảnh hưởng) để tăng độ tin cậy. Đồng thời, người bán tung ra nhiều minigame và voucher giảm giá ngay trong buổi livestream nhằm thu hút khách hàng.

“Tỉ lệ ‘chốt đơn’ này phụ thuộc rất nhiều vào kịch bản livestream. Theo con số cập nhật thì kịch bản livestream tác động từ 25-30% quyết định mua hàng từ khách hàng theo dõi. Tỉ lệ chốt đơn hiện tại của Lazada hay Shopee là tương tự, tuy nhiên Tik Tok hiện tại là cao hơn (35%-40%)”, một chuyên gia content marketing chia sẻ.

Những rủi ro

Trên các nền tảng thương mại điện tử, cả người mua và người bán đều phải đối mặt với những rủi ro. Từ phía người bán hàng, chị Mai Hương, chủ thương hiệu Seki.Shinju, cho biết: "Nhược điểm của bán hàng livestream là cần vốn đầu tư lớn vì hình thức bán hàng này yêu cầu một lượng hàng đủ nhiều để giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm mới liên tục, không bị lặp đi lặp lại nhàm chán, nhằm giữ chân khách xem livestream".

Do việc dễ dàng mở shop bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử nên các shop cũng có nhiều chiêu thức nhằm giảm giá để chốt đơn nhiều hơn bằng cách trộn hàng cận date, quá date, hay không rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, dùng hàng giả thương hiệu. Hoặc nghiêm trọng hơn là lừa đảo đơn hàng, yêu cầu thanh toán trước mà không giao hàng.

Ngoài ra, nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân cũng rất cao, do khách mua có nhu cầu sẽ đặt hàng trực tiếp phía dưới phần bình luận với các thông tin cá nhân bao gồm: số điện thoại, tên, địa chỉ. Thông tin này có thể bị shop hay các đối tượng khác dùng cho mục đích khác.

Xu hướng mới trong ngành thương mại điện tử - ảnh 2
Đây có thể là xu hướng bán hàng trong tương lai

Xu hướng bán hàng trong tương lai

Giới chuyên gia phân tích, bán hàng livestream là xu hướng hoàn toàn mới trong ngành thương mại điện tử (TMĐT) nói riêng và các kênh bán hàng khác nói chung. Xu hướng này giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm với nhiều nền tảng khác nhau như TikTok, Facebook, Instagram v.v.

Theo thống kê của Ecomobi (nền bán hàng qua mạng xã hội theo hình thức Performance Marketing hàng đầu Đông Nam Á), ngành công nghiệp livestream dự kiến sẽ đạt giá trị 184,27 tỷ USD vào năm 2027, có khoảng 34% Thế hệ gen Z (sinh từ năm 1997 đến 2015) đã thể hiện sự quan tâm khá lớn đến hình thức này.

Có thể nói, Livestream đang là một xu hướng mới đem lại thành công cho lĩnh vực thương mại điện tử. Hiện tại, các nền tảng mạng xã hội cũng đã đẩy mạnh giới thiệu các dịch vụ bán hàng có liên quan như Tiktok shop, Shopee Live.

Tin cùng chuyên mục

Đoàn thanh niên xã Hồng Vân ra quân tổng vệ sinh môi trường

Đoàn thanh niên xã Hồng Vân ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Sáng 5/7, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Hồng Vân tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền hưởng ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, các đoàn viên, thanh niên xã hăng hái tham gia vệ sinh môi trường, làm sạch cảnh quan.
BSR viết tiếp câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Quảng Ngãi

BSR viết tiếp câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Quảng Ngãi

(PNTĐ) - Ngày 25/6, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) phối hợp cùng UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khánh thành công trình 6 phòng học, các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Sơn Dung và Khối phòng Hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PT DTBT TH&THCS) xã Sơn Dung thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Hai công trình do BSR tài trợ với số tiền 10 tỷ đồng.
Sôi nổi Hội thao Công an Thủ đô năm 2025

Sôi nổi Hội thao Công an Thủ đô năm 2025

(PNTĐ) - Chiều 4/7, Công an thành phố Hà Nội tổ chức bế mạc và trao giải Hội thao Công an Thủ đô năm 2025. Hội thao Công an Thủ đô năm 2025 là hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.