Xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo: Cần sát với thực tế, phù hợp với văn hóa

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Sáng 19/7, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Sau gần 5 năm thực hiện, Luật tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi cần có sự thay đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn đời sống và đồng bộ với các quy định của pháp luật hiện hành.

Từ thực tế này, Bộ Nội vụ đã chủ trì xây dựng dự thảo hai nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017 của Chính phủ và dự thảo hai Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Đối với Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo gồm 6 Chương, 33 Điều, tăng 8 Điều so với Nghị định 162.

Trong đó, các điều giữ nguyên gồm 10 Điều; các Điều sửa đổi gồm 9 Điều; các Điều bổ sung gồm 12 Điều; bổ sung 1 khoản; bài bỏ Khoản 4, Điều 22 của Nghị định số 162.

Dự thảo Nghị định thay thế cơ bản giữ phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP gồm quy định chi tiết thi hành 8 nội dung được Luật giao và một số biện pháp thi hành quy định của Luật thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ.

Xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo: Cần sát với thực tế, phù hợp với văn hóa - ảnh 1
 

Quang cảnh hội nghị

Tuy nhiên, trong từng điều khoản cụ thể, dự thảo Nghị định đã tập trung sửa đổi một số quy định chi tiết thi hành theo hướng cụ thể hơn, phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, dự thảo thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là nội dung mới, khó và nhạy cảm, liên quan đến các vấn đề về tôn giáo phát sinh trong quá trình hội nhập và phát triển của Thủ đô.

Chính vì vậy, cần tập trung trí tuệ, phát huy kinh nghiệm thực tiễn đóng góp các nội dung thiết thực, sát với thực tế, phù hợp với văn hóa, tập quán nhưng cũng phải đúng pháp luật.

Đại biểu dự hội nghị góp ý kiến dự thảo lần này cho rằng, một số quy định của Nghị quyết số 162/2017/NĐ-CP như giải thích về công trình tôn giáo; quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ chưa đồng bộ với các luật chuyên ngành. Cần có hương dẫn chi tiết quy trình đình chỉ hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Về Nghị định xử phạt trong tôn giáo để bảo vệ các tổ chức tôn giáo, phải có một cơ quan chuyên ngành hiểu về lĩnh vực tôn giáo mới có quyền lập biên bản xử phạt; cần quan tâm đến hiệu lực thi hành, kiểm soát kỹ không lại làm xấu chính quyền, làm hư một số cán bộ. Trong điều 18 việc buộc dừng buổi lễ, đại biểu cho ví dụ buổi lễ đang thực hiện, nếu chính quyền đến theo quy định là buộc phải dừng, nhưng đây là tín ngưỡng vậy có nên để buổi lễ xong sẽ làm các thủ tục phạt? Trong nghị định chưa nói rõ việc phạt chính quyền, chưa nói xử phạt nhiều đến hoat động tín ngưỡng…

Hòa Thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng trong nghị định có nhiều chủ thể phạt, tôn giáo là công dân nên bình đẳng như nhau, nhưng không nên phạt tiền, vì tôn giáo không làm ra tiền, tiền nộp phạt lại chính là tiền công đức của các phật tử. Vì vậy chỉ phạt hành chính với mục đích để răn đe và tuân thủ theo các bộ luật đã quy định.

Còn theo mục sư Nguyễn Hữu Mạc, Hội trưởng Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc), đối với đạo tin lành, việc xem xét chấp thuận hay từ chối việc sinh hoạt tôn giáo tập trung giao cho cơ quan cấp xã, phường là quá khả năng chuyên môn của đa số địa phương.

Do đó, mục sư Nguyễn Hữu Mạc đánh giá cao Dự thảo thay thế Nghị định 162 có khoản 2, điều 29 đã quy định rõ trách nhiệm của người nhận hồ sơ, yêu cầu công chức xác nhận hồ sơ cần cung cấp 1 phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người gửi đăng ký. Từ đó, hạn chế được bất cập việc nhiều điểm nhóm tin lành đã có đăng ký pháp nhân, hoạt động nhiều năm nay nhưng chưa được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo…

Về Nghị định xử phạt phạt hành chính trong lĩnh vực tôn giáo, mục sư Nguyễn Hữu Mạc cho rằng cần nghiên cứ thêm ý kiến từ các nhà khoa học cũng như các nhà tín ngưỡng tôn giáo, nếu thấy Nghị định chưa hợp lý thì cần thời gian điều chỉnh, ban hành…

Các ý kiến đều thống nhất việc tiếp tục rà soát, nghiên cứu để thể chế hóa đầy đủ, sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định chưa đầy đủ hoặc còn tồn tại Nghị định số 162/2017/NĐ-CP cũng như trong Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đánh giá cao các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu.

Các ý kiến tại hội nghị thể hiện sự đồng thuận và ủng hộ của các tổ chức tôn giáo đối với chính quyền các cấp trong việc triển khai chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, hệ thống một cách logic khoa học các vấn đề liên quan đến lý luận và sự cần thiết của hai Nghị định.

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.