Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ba Vì, Hà Nội: Người uy tín thực hiện tốt chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhiều năm nay, người uy tín của 7 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Ba Vì, Hà Nội đã tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân góp phần thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, về giáo dục, lao động việc làm, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp, xây dựng nông thôn mới… qua đó góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh: Người uy tín góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng miền núi

Thống kê của Ban Dân tộc Thành phố Hà Nội cho thấy, huyện Ba Vì có 7 xã miền núi, 76 thôn, là nơi sinh sống tập trung của 28.757 người đồng bào dân tộc thiểu số ở 7.833 hộ gia đình, chiếm tỷ lệ 37,1% dân số toàn huyện. Nếu như thời điểm năm 2011, ở 7 xã miền núi của Ba Vì có 2.693 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,15% số hộ dân toàn huyện, thì đến nay chỉ còn 177 hộ nghèo (chiếm 0,69%).

 

Đến nay, toàn huyện có 76 thôn của các xã miền núi thì có 76 người uy tín, trong đó có 51 người dân tộc Mường, 3 người dân tộc Dao và 22 người Kinh. Những người uy tín  đã đóng góp tích cực công sức, tiền của, ngày công lao động, hiến đất cho địa phương để xây dựng trường học, nhà văn hóa, làm đường giao thông, xây dựng nông thôn mới, mạnh dạn khai thác tiềm năng, thế mạnh của miền núi, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, chuyển đổi số, tổ chức sản xuất với qui mô lớn hơn, tạo ra được sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động...

Khẳng định về vai trò của người uy tín có ảnh hưởng lớn trong công tác tuyên truyền vận động, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, trong phong trào xây dựng nông thôn mới, nhiều người uy tín đã tiên phong trong phong trào hiến đất, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động để xây dựng các công trình phúc lợi, dân sinh tại địa phương.

Giai đoạn 2021-2030, huyện Ba Vì được thành phố bố trí 430,6 tỷ đồng để thực hiện 32 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc 4 lĩnh vực: Trường học, y tế, giao thông, thủy lợi. Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện duy trì mức 10%/năm; thu nhập bình quân toàn vùng núi đạt 50 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo khu vực 7 xã miền núi năm 2022 còn 0,94% (177 hộ nghèo); cả 7 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới.

Thời gian tới, huyện Ba Vì sẽ thực hiện tốt chế độ chính sách, kịp thời khen thưởng người uy tín có thành tích xuất sắc trong việc tham gia giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ở địa phương, kịp thời động viên và lan tỏa rộng rãi những tấm gương điển hình, những cách làm hay, những việc làm có ý nghĩa của người uy tín.

Đinh Thị Bích Hảo, Bí thư Đảng ủy xã Vân Hòa: Người uy tín tích cực vận động, tuyên truyền về phát triển kinh tế

Là một trong 7 xã miền núi của huyện Ba Vì, xã Vân Hòa có 3.012 hộ với 12.460 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Kinh, Mường là chủ yếu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số. Bà con nơi đây rất chăm chỉ, chịu thương chịu khó, tính đoàn kết cộng đồng cao, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Giai đoạn 2018-2022, toàn xã có 109 hộ nghèo là dân tộc thiểu số, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, 128 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ mỗi hộ một con bò sinh sản, 19 hộ được hỗ trợ chăn nuôi lợn Mường, gia cầm và trồng cây dược liệu, góp phần tạo việc làm, giúp các hộ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Những người uy tín trong xã đều là những người rất tích cực, luôn nỗ lực trong công việc, góp phần đáng kể trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc tham gia các hoạt động ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế gia đình, giảm tỷ lệ hộ nghèo đáng kể. Năm 2017, xã Vân Hòa có 409 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo, đến năm 2023, Vân Hòa còn 34 hộ nghèo (1,13%), 65 hộ cận nghèo (2,16%). Bình quân thu nhập đầu người/năm của xã đạt 54,7 triệu đồng (tăng 2,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2021).

 

Bà Đinh Thị Bích Hảo cho biết, bà Nguyễn Thị Duyên, người uy tín ở thôn Muồng Phú Vàng (xã Vân Hòa) là người rất nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc. Bên cạnh vai trò là người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, bà cũng tham gia Tổ bảo tồn văn hóa dân tộc xã, thôn, từ đó tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng, trang phục dân tộc, ẩm thực cỗ lá... để du khách và các thế hệ sau biết và hiểu về văn hóa riêng có của người dân tộc Mường.

Người uy tín luôn tiên phong, gương mẫu

Ông Bùi Hoàng Long còn là người uy tín thôn Đồng Chay (xã Vân Hòa) cho biết: Trong vai vừa là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Vân Hòa, vừa là người uy tín thôn Đồng Chay, trong thôn có 80% dân số là người dân tộc Mường. Việc tham gia công tác Hội Người cao tuổi cũng giúp tôi nắm bắt kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, từ đó tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân tộc đồng lòng tham gia các hoạt động. Để bà con nghe theo, làm theo thì bản thân tôi cũng luôn cùng gia đình tham gia trước, làm trước các hoạt động để mọi người nhìn vào mà làm theo.

 

Ông Nguyễn Huy Dần, người uy tín thôn Sổ, xã Minh Quang cho biết, thôn nằm dưới chân núi Ba Vì với gần 200 hộ và 938 nhân khẩu, gồm các dân tộc Kinh, Mường, Thái, Dao, trong đó người Mường chiếm 43%. Là người uy tín thôn Sổ, ông Nguyễn Huy Dần luôn mong muốn bà con đoàn kết, chung tay cùng chung sức giữ gìn an ninh trật tự, cùng làm kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội và giữ gìn văn hóa của dân tộc. Thôn Sổ đã được công nhận Làng văn hóa năm 2012 và duy trì đến nay. Trong đó, 93,5% số hộ trong thôn đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa, thôn không còn hộ nghèo, chỉ có 5 hộ cận nghèo (2,8%).

 

Bà Kiều Thị Hoạt, người uy tín ở thôn Cua Chu, xã Tản Lĩnh cho biết, khi thực hiện dồn điền đổi thửa, mỗi hộ dân đã ủng hộ góp 18-20m2/sào đất canh tác để địa phương quy hoạch, làm đường nội đồng. Giờ đây, đường chính nội đồng đã rộng 5m, hệ thống mương tiêu nước 2 bên, tuyến đường nhánh cũng rộng 4m, giúp cho việc đi lại phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận tiện, đời sống của bà con cũng được nâng cao. Để vận động được bà con làm theo thì ngay ở gia đình mình, chúng tôi đã đã phải vận động trước, làm trước, chúng tôi luôn ý thức phải gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động ở địa phương.

Chủ tịch UBND xã Minh Quang Nguyễn Tiến Tha cho biết: Xã Minh Quang có 2 làng nghề chế biến miến dong, chè búp khô và hàng trăm hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác, góp phần nâng mức thu nhập bình quân lên 50 triệu đồng/người/năm.

Ba Vì, Hà Nội: Người uy tín thực hiện tốt chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số - ảnh 1
Người dân huyện Ba Vì phát triển kinh tế từ cây chè

Hiện 100km giao thông khu dân cư, nội đồng của xã được thảm nhựa, bê tông hóa, tạo nên diện mạo mới, xanh, sạch, đẹp; các phong trào văn hóa, thể dục thể thao được đẩy mạnh. Trong thực hiện công tác dồn điền đổi thửa ở xã Minh Quang, bà con đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực hiến 26.000m2 đất ruộng, vườn, đất ở để xây dựng giao thông thủy lợi nội đồng và các công trình dân sinh khác... góp phần đưa Minh Quang về đích xã nông thôn mới năm 2019 và hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao năm 2023.

Việc bà con người dân tộc thiểu số luôn tham gia tích cực các hoạt động ở địa phương, có công rất lớn của những người uy tín ở các thôn.

 

Tin cùng chuyên mục

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.
Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

Tớ dày “nhuộm hồng” miền di sản Mù Cang Chải

(PNTĐ) - Miền di sản Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) không chỉ nổi tiếng với danh thắng ruộng bậc thang mà còn vô cùng rực rỡ bởi những vạt tớ dày hồng rực, khoe sắc thắm. Chịu đựng điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng núi cao, sức sống của cây tớ dày mãnh liệt như chính đồng bào nơi đây.
Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, xoá bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

(PNTĐ) - Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (gọi tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã đẩy mạnh truyền thông bình đẳng giới, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình, cộng đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Hà Nội tuyên truyền sâu rộng, kịp thời ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống gây ra hệ lụy rất nặng nề đối với chất lượng dân số và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, vấn đề trên cũng rất được quan tâm; đồng thời đưa vào nội dung quan trọng trong Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

Phụ nữ chung tay đẩy lùi tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

(PNTĐ) - Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta. Thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 9 "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hội LHPN của nhiều địa phương đã có cách làm rất đa dạng, hiệu quả.