Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ dân tộc thiểu số

NGÂN KHÁNH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Dự án 8 thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn I (2021-2025), trong năm 2023, Hội LHPN và Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã phối hợp tổ chức đối thoại với hội viên phụ nữ dân tộc tại Huyện Định Quán.

Tại buổi đối thoại, Ban Tổ chức đã cung cấp thêm kiến thức cho hội viên phụ nữ DTTS, nhất là các chính sách dân tộc đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Điều này giúp hội viên phụ nữ DTTS nói riêng, đồng bảo DTTS nói chung hiểu được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có những chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS.

Giúp hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số hiểu về chính sách dân tộc

Tại hội nghị đối thoại, đại diện Ban Dân tộc tỉnh đã thông tin về các chính sách đối với đồng bào DTTS đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh. Trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn I.

Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của phụ nữ dân tộc thiểu số - ảnh 1

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Đồng Nai Lê Thị Thái giải đáp làm rõ thêm các ý kiến của hội viên phụ nữ DTTS tại buổi đối thoại.

Chương trình này được thực hiện tại 24 xã khu vực I vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định 33/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân định vùng đồng bào DTTS và theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025 thì xã khu vực I là địa bàn có 15% hộ DTTS trở lên; có tỷ lệ hộ nghèo dưới 10% hoặc đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới).

Tiếp đến là các chính sách phát triển giáo dục, đào tạo (GD-ĐT). Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ các chính sách ưu tiên cho con em đồng bào DTTS trong tỉnh. Trong đó, chính sách đối với học sinh tại các trường phổ thông dân tộc nội trú là được miễn học phí, chỗ ở nội trú, được cấp hiện vật đồ dùng cá nhân, tiền tàu xe, hỗ trợ học phẩm.

Bên cạnh đó, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ tiền ăn với mức hỗ trợ là 100% mức lương tối thiểu hiện hành/học sinh/tháng. Học sinh, sinh viên DTTS còn được hỗ trợ Tết Nguyên đán. Sinh viên DTTS có hoàn cảnh khó khăn còn được hỗ trợ vay vốn (mức vay tối đa 4 triệu đồng/sinh viên/tháng)…

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn đang áp dụng các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe; về bảo tồn, phát triển văn hóa, công nghệ thông tin vùng DTTS; đào tạo cán bộ là người DTTS; chính sách đối với người uy tín; chính sách phổ biến giáo dục và trợ giúp pháp lý, bình đẳng giới…

Ông Nguyễn Văn Khang, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai mong muốn, mỗi hội viên phụ nữ DTTS tham gia hội nghị, được nghe các chính sách dân tộc sẽ tuyên truyền đến với đông đảo hội viên phụ nữ DTTS tại địa phương nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, góp phần vào sự phát triển của địa phương, nâng cao vị thế của phụ nữ DTTS.

Mạnh dạn chia sẻ tâm tư, nguyện vọng

Bà Lê Thị Thái, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết, trước khi diễn ra đối thoại, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội LHPN H.Định Quán triển khai kế hoạch đối thoại đến cán bộ, hội viên phụ nữ DTTS tại 6 xã vùng DTTS và miền núi H.Định Quán (gồm: Phú Túc, Túc Trưng, Phú Vinh, Phú Tân, Thanh Sơn và Phú Lợi) để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung đối thoại. Sau khi triển khai, hội viên phụ nữ DTTS trên địa bàn huyện Định Quán đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tại buổi đối thoại đã mạnh dạn chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình.

Trong đó, phần lớn các ý kiến của hội viên phụ nữ DTTS đề cập đến vấn đề hỗ trợ phát triển kinh tế, như: hỗ trợ vốn, dạy nghề, giải quyết việc làm…

 

Bà Phạm Thị Chi, chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp 3, xã Phú Lợi (H.Định Quán) nêu ý kiến, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó có hội viên phụ nữ DTTS thời gian qua được các cấp, các ngành quan tâm.

Tuy nhiên theo bà Chi trong thực tế, việc dạy nghề chưa gắn với giải quyết việc làm. Nhiều chị em phụ nữ vùng đồng bào DTTS không có việc làm phải đi làm ăn xa gây khó khăn cho công tác tập hợp phụ nữ. Bà Chi đề nghị các cấp, các ngành gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm để hội viên phụ nữ DTTS ổn định cuộc sống ngay tại quê nhà.

Một số ý kiến lại đề cập đến việc chăm lo đời sống tinh thần cho hội viên phụ nữ DTTS. Tham gia ý kiến tại buổi đối thoại, bà Hoàng Thị Huyên, Chủ nhiệm CLB phụ nữ dân tộc Tày, Nùng, Thái, ở xã Thanh Sơn (Huyện Định Quán) cho hay, thời gian qua, đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Thái trên địa bàn xã Thanh Sơn đã được cấp ủy, chính quyền quan tâm tạp điều kiện hỗ trợ phát triển kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo sân chơi cho hội viên phụ nữ DTTS.

Cụ thể, CLB phụ nữ Tày – Nùng – Thái đã được hỗ trợ nhạc cụ đàn tính, mở một lớp truyền dạy đàn tính, hát then. Tuy nhiên, CLB hiện nay vẫn cần được trang bị thêm một số thiết bị phục vụ hoạt động của CLB. Bà Huyên cũng đề xuất xây dựng nhà sàn truyền thống dành cho cho đồng bào dân tộc Tày – Nùng – Thái làm nơi sinh hoạt cho đồng bào nói chung và phụ nữ dân tộc Tày – Nùng – Thái nói riêng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc.

Tất cả các ý kiến của hội viên phụ nữ DTTS đã được các ngành của huyện Định Quán, Hội LHPN tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh giải đáp một cách thỏa đáng, giúp hội viên phụ nữ DTTS hiểu thêm về các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào DTTS.

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Vì sự bình đẳng, phát triển bền vững của phụ nữ và trẻ em

(PNTĐ) - Sau 4 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021 - 2025, các cấp Hội Phụ nữ tại 40 tỉnh trong cả nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, xây dựng các mô hình hỗ trợ nâng cao nhận thức, ứng dụng khoa học công nghệ, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực gia đình; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số (DTTS).
Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

Tỉnh Phú Yên: Đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ thực hiện bình đẳng giới

(PNTĐ) - Hoạt động đối thoại chính sách là một nội dung quan trọng của Dự án 8 nhằm đảm bảo tiếng nói, vai trò và sự tham gia thực chất của phụ nữ trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tại cơ sở và giám sát thực hiện bình đẳng giới trong quá trình thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia. Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Phú Yên đã tập hợp, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ; thúc đẩy sự tham gia tích cực của phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vào quá trình xây dựng, thực thi các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Tỉnh  Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

Tỉnh Lạng Sơn: Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” lan tỏa thông điệp về bình đẳng giới

(PNTĐ) - Sau 3 năm hoạt động mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại tỉnh Lạng Sơn trong thực hiện Dự án 8 đã góp phần thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Thủ đô

(PNTĐ) - Hơn 15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Thành phố không ngừng được nâng cao. Cùng với đó, đồng bào các DTTS, chính quyền địa phương đã chủ động, tích cực gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình để truyền lại cho thế hệ sau. Đại hội đại biểu các DTTS thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 đã thành công tốt đẹp, qua đó, nhiều kỳ vọng, kiến nghị, đề xuất được đưa ra để tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi của Thủ đô trong 5 năm tới.
Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

Chia sẻ kinh nghiệm hay, giải pháp tốt từ các mô hình hiệu quả của Dự án 8

(PNTĐ) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 giai đoạn 2021-2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã hỗ trợ thành lập và duy trì hiệu quả 6 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy, 3 câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; thí điểm hỗ trợ 8 mô hình tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, Hợp tác xã do phụ nữ làm chủ/đồng làm chủ ứng dụng công nghệ; cùng với đó là các hoạt động truyền thông, đối thoại chính sách